Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển cán bộ công chức cấp xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý của công chức cấp xã,

4.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển cán bộ công chức cấp xã, phường

Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã, phường là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã, phường bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của thành phố. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường thì mới khắc phục được những hạn chế trong công tác cán bộ.

Xác định nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công chức cấp xã, phường “Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng” (Nghị quyết TW 3 khóa 8), nhằm tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng, quan điểm đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, trong điều kiện của thành phố Việt Trì, để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, phường trong thời gian tới, việc xác định đối tượng công chức nào cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể:

- Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những công chức cấp xã, phường nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Công chức cấp xã, phường chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.

Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích động viên công chức cấp xã, phường tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức, với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Những công chức cấp xã,

phường có trình độ thấp, chưa qua đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Cần phải nắm bắt được họ khiếm khuyết về mặt kiến thức nào, không tiếp cận được công việc đến đâu để có phương pháp đào tạo hợp lý. Hiện nay, khâu yếu nhất của phần lớn công chức cấp xã, phường ở thành phố Việt Trì là trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, trình độ am hiểu luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng và các cơ sở giáo dục:

Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ ông chức cấp xã, phường hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo như: Trường chính trị tỉnh Phú Thọ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố Việt Trì, Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Việt Trì phải đóng vai trò nồng cốt. Các hệ thống này cần tiếp tục phối hợp với các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng chức danh cán bộ.

- Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Cần thực hiện nhiều phương thức đào tạo khác nhau, như: tập trung dài hạn, tập trung ngắn hạn, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày…Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên, cần thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo giữa chuyên môn nghiệp vụ với trung cấp lý luận, giữa lý luận với quản lý nhà nước.

- Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Cần tiến hành khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu, điểm yếu kém, hạn chế, những công việc chưa thuần thục, chưa là kỹ năng, kỹ xảo.

Đối với công chức cấp xã, phường ở thành phố Việt Trì cần tập trung đào tạo theo ba ngành chính là: nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch, đây là những ngành thích hợp và cần thiết nhất cho hoạt động quản lý, lãnh đạo và thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Việt Trì.

Thực hiện tốt phương châm “làm việc gì phải học tập chuyên môn ấy”. Do đó, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã, phường phải được biên soạn, chỉnh sửa theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các chức danh; chú ý trang bị kỹ năng, phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ: kỹ năng lãnh đạo, quản lý chung, kỹ năng phối hợp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng

giao tiếp và ứng xử, ở đây kỹ năng giao tiếp và ứng xử đóng vai trò quan trọng; đầu tư chuẩn bị các bài tập xử lý tình huống trong thực tiễn, giúp học viên hình dung, nắm bắt được quy trình, các bước để xử lý trong thực tiễn.

Hoạt động ở các cơ sở bồi dưỡng cần được tổ chức lại và dựa trên yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Các đơn vị này cần phát huy tính chủ động trong việc cải tiến nội dung, phương thức bồi dưỡng và tìm nguồn giáo viên, tìm kiếm các mô hình tham quan... nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng bồi dưỡng; Cần tăng cường lực lượng giáo viên, báo cáo viên từ thực tế; Ngoài ra cần chú ý tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại cần thiết cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Công tác tổ chức lớp học cần được làm tốt hơn. Thái độ học tập của học viên cần được giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó, xây dựng quy chế giảng dạy, học tập và quản lý học viên; Tăng cường trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm thông qua việc quản lý số lượng và chất lượng học tập; Có chế độ kiểm tra, viết thu hoạch đối với học viên và mọi bài giảng nhất thiết đều phải có đánh giá từ phía học viên; Việc cấp chứng chỉ nên có sự phân loại dựa vào kết quả học tập thực sự của từng học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)