Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Một số kiến nghị đồng bộ
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
* Đối với Trung ương:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về công vụ, công chức.
- Hoàn thiện chính sách tiền lương đảm bảo cho công chức yên tâm công tác, thay vì trả lương theo ngạch, bậc thì nên trả lương theo kết quả công việc và mức độ cống hiến của công chức trong quá trình thực thi công vụ.
- Xây dựng và hoàn thiện khung năng lực chuẩn theo ngạch, bậc của công chức, xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí công việc chung, thống nhất trong cả nước.
- Quy định cụ thể, thống nhất về trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ đối với từng loại công chức; việc đào tạo kỹ năng bắt buộc đối với từng loại công chức và đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức lãnh đạo trước khi bổ nhiệm.
- Quy định về thái độ phục vụ nhân dân của công chức qua những tiêu chí cụ thể, cần có các quy định về quy tắc ứng xử của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Quy định cụ thể việc khen thưởng đối với những công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhằm tạo động lực làm việc cho mỗi cán bộ, công chức. Ngoài ra cần quy định cụ thể về xử lý vi phạm đối với những công chức trong quá trình thực thi công vụ.
* Đối với tỉnh Phú Thọ:
- Trên cơ sở các quy định chung, tỉnh Phú Thọ cần có chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Xây dựng, quy hoạch đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đó để các cơ quan hành chính có đủ về số lượng và đội ngũ công chức có chất lượng cao.
- Có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, có chế độ ưu tiên đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số đặc biệt là trong công tác tuyển dụng, sử dụng và phát triển.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ công chức hành chính nhà nước để nâng cao năng lực thực thi công vụ.
- Cần tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức và tổng kết thực tiễn chiến lược phát triển đội ngũ công chức từ đó rút ra kinh nghiệm để nâng cao năng lực của công chức.
- Có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý tạo động lực làm việc cho công chức hành chính, khuyến khích động viên công chức hành chính nhà nước được cử đi đào tạo, có chính sách thỏa đáng đối với những công chức có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt.
- Cán bộ và công tác cán bộ luôn là "khâu then chốt" của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi phải làm thường xuyên, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn là việc làm vừa cơ bản, vừa cấp bách và là công tác thường xuyên và lâu dài”.
Thực tiễn đội ngũ công chức ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng thực trạng, phân tích đúng nguyên nhân để có biện pháp giải quyết kịp thời. Thời gian qua, công tác cán bộ ở Phú Thọ đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; đội ngũ công chức đã phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh làm nên những thành tựu to lớn trong phát triển Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Số đông công chức giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh gắn bó với nhân dân. Tuy nhiên, nhiều khuyết điểm, hạn chế trong công tác cán bộ của tỉnh chậm
được khắc phục; việc đổi mới công tác cán bộ chưa toàn diện và còn chậm so với phát triển Kinh tế - Xã hội; chính sách, môi trường làm việc của công chức chưa thực sự tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của công chức; chất lượng đội ngũ công chức còn nhiều mặt yếu; cơ cấu còn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý; thiếu công chức lãnh đạo, quản lý giỏi, công chức đầu ngành, công chức có trình độ cao, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh.
Tiểu kết chương 4
Chương 4 của Luận văn đã đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức cấp xã, phuờng trên địa bàn thành phôa Việt Trì là phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương trên cơ sở thực trạng công chức cấp xã, phuờng; các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất giải pháp đã được trình bày.
Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy các giải pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết và có tính khả thi cao. Mỗi biện pháp đều có tính độc lập tương đối, có giá trị riêng, có vai trò khác nhau nhưng các giải pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung nhau. Nếu được chú trọng đồng bộ các giải pháp, như vậy thì sẽ có được một đội ngũ công chức cấp xã, phuờng đủ về số lượng, mạnh về nghiệp vụ, chuẩn về chuyên môn và là cơ sở xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng, của tỉnh Phú Thọ nói chung.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường là vấn đề hết sức cấp bách trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã, phường để phục vụ mục tiêu cải cách hành chính. Cần có chiến lược lâu dài và cả sách lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, và phù hợp với cả đặc thù kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong tỉnh cũng như trong cả nước.
Qua nghiên cứu đề tài:"Nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức
cấp xã, phường của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" tác giả mong muốn góp
một phần nhỏ vào công cuộc cải cách hành chính ở thành phố Việt Trì nói riêng, ở tỉnh Phú Thọ cũng như cả nước nói chung. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức cấp xã, phường theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ công chức cấp xã, phường để đội ngũ công chức cấp xã, phường luôn yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.
2. Chính quyền trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào cũng có vị trí hết sức quan trọng, công chức xã, phường là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp cơ sở vững mạnh. Công chức và công tác liên quan đến công chức luôn là "khâu then chốt trong vấn đề then chốt" của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, phường. Đội ngũ công chức cấp xã, phường ở thành phố Việt Trì đã và đang là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì. Để nâng cao chất lượng công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới thì việc làm cần thiết là sử dụng một cách hài hòa và khoa học
các nhân tố ảnh hưởng đồng thời quan tâm đúng mức đến yếu tố con người mà cụ thể là công chức cấp xã, phường nếu đối tượng này được đào tạo, bố trí sử dụng, đánh giá và đãi ngộ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH ở thành phố Việt Trì phát triển hơn nữa
Từ những vấn đề nghiên cứu được đề tài chúng tôi thu được kết quả như sau:
1. Về mặt lý luận
Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố Việt Trì; đi sâu phân tích yêu cầu chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, phường về phẩm chất chính trị; trình độ kỹ năng; về hiệu quả thực thi công vụ; Về phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc; Về sức khỏe. Trên cơ sở phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã phường đồng thời tổng kết cơ sở thực tiễn về chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, phường và rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố Việt trì.
2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp xã, phường về cơ cấu, chất lượng, số lượng và thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, phường về trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ đồng thời trình độ kỹ năng, trình độ chuyên môn với vị trí đảm nhiệm và năng lực, phẩm chất, đạo đức của CBCC cấp xã, phường của thành phố Việt Trì,… Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, phường đồng thời luận văn đánh giá ưu, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của hạn chế, yếu kém về chất lượng của CBCC cấp xã, phường.
Dựa trên cơ sở lý luận và những hạn chế về mặt thực trạng chúng tôi đã đề ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố Việt Trì như:
- Nhóm giải pháp về tuyển dụng
- Nhóm giải pháp về đề bạt, bổ nhiệm cán bộ công chức cấp xã, phường - Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển cán bộ công chức cấp xã, phường - Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật công chức
- Nhóm giải pháp về đãi ngộ - Nhóm các giải pháp khác
Để các biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố Việt trì cần vận dụng các giải pháp linh hoạt và sáng tạo, phù hợp điều kiện của đại phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1995), Hội thảo bàn về cải cách hành chính địa phương, vụ chính quyền địa phương, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà Nội. 2. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2000), Chính
quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 5. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định số
112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
7. Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai (2004), Giáo trình Phương pháp và kỹ năng Quản lý nhân sự, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Hà Nội.
10. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân(2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh Tế quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Học viện Hành chính Quốc gia (11-1996), Những vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và phương pháp sư phạm hành chính, Hà Nội. 13. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Học viện Hành chính Quốc gia (2005), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ.
16. Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Hương (2008), Tổ chức điều hành nguồn nhân lực, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
18. Kotler, Philip (2003), Quản trị Marketing, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Matsushita Konosuke do Trần Quang Tuệ dịch, Nhân sự - chìa khoá của thành công, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Đinh Văn Mậu (2007), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã về quản lý nhà nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Nghị Định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và một số Nghị Định khác liên quan.
22. Nghị Định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
23. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.
24. UBND thành phố Việt Trì (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Niên giám thống kê
25. Phan Khắc Nhưỡng (2009), Luật cán bộ công chức và các quy định mới nhất đối với cán bộ, công chức áp dụng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cấp xã, phường, thị trấn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
26. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ công chức năm 2008, Hà Nội. 27. Quốc hội (2010), Luật Viên chức năm 2010, Hà Nội.
28. Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (Đồng chủ biên) (2005), Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Lê Thị Thanh Phụng (2003), Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện miền núi ở Lâm Đồng hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.