Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý của công chức cấp xã,
4.3.5. Nhóm giải pháp về đãi ngộ
Điều kiện và phương tiện làm việc của công sở bao gồm nhiều yếu tố như: cơ sở vật chất bao gồm trụ sở chính, trụ sở phụ, phòng làm việc, phòng đọc sách, sân thể thao… trang thiết bị làm việc như: dụng cụ văn phòng, thiết bị máy móc, tủ lưu trữ, hồ sơ, đồ trang trí… Các yếu tố thuộc môi trường làm việc như: tiếng ồn, màu sắc, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… Điều kiện và phương tiện làm việc có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cán bộ công chức cấp xã, phường. Bởi vì đây là những yếu tố góp phần tăng hiệu quả hoạt động của công sở thông qua việc tăng năng xuất lao động của CBCC. Nếu điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thuận lợi sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho cán bộ, công chức cấp xã, phường, giảm bệnh nghề nghiệp và tinh thần phục vụ, gắn bó với công sở của cán bộ, công chức cấp xã, phường. Ngoài ra, thông qua những điều kiện và phương tiện làm việc đặc biệt là phương tiện thông tin hiện đại mà cán bộ, công chức cấp xã, phường có điều kiện tiếp cận với kiến thức mới, tiếp thu được những thành tựu khoa học hiện đại. Một mặt nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, mặt khác đó cũng chính là con đường để bản thân mỗi cán bộ, công chức cấp huyện tự đào tạo, nâng cao năng lực của mình.
Xác định chế độ chính sách là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, phường, vì vậy Thành uỷ cần phải có những giải pháp cụ thể:
Một là: Phòng Nội vụ, cơ quan quản lý cán bộ, công chức cần tham gia tích cực vào công cuộc cải cách tiền lương.
Như đã phân tích, để có được những cán bộ giỏi cần nhanh chóng đổi mới chính sách đãi ngộ đặc biệt là chính sách tiền lương. Hiện nay chế độ tiền lương của nước ta đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên so với yêu cầu cuộc sống thì vẫn chưa giải quyết được căn bản đời sống của cán bộ, công chức cấp xã, phường trong khi các doanh nghiệp ở khu vực ngoài Nhà nước sẵn sàng trả lương xứng đáng cho những người làm việc có hiệu quả. Nếu không quyết liệt trong việc cải cách chế độ tiền lương thì việc cán bộ, công chức có năng lực bỏ việc, tìm đến những nơi có thu nhập cao hơn là điều đương nhiên. Bởi cán bộ, công chức chỉ có thể thực sự yên tâm công tác, đóng góp hết sức mình phục vụ sự nghiệp chung của đất nước khi họ không phải lo lắng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy các cơ quan chức năng của tỉnh cần có sự vận dụng các chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, công chức như việc cải thiện thu nhập thông qua các hình thức khen thưởng, hỗ trợ đào tạo...
+ Nâng cao tinh thần, thái độ làm việc và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cấp xã, phường.
Hailà chính sách thu hút nhân tài về công tác tại cơ sở.
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã áp dụng chính sách thu hút nhân tài về cơ sở tuy nhiên số lượng vẫn đang còn hạn chế. Kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy không chỉ có chính sách thu hút, khuyến khích bằng vật chất mà còn ở quan điểm bố trí, sử dụng để cán bộ có điều kiện phát huy tài năng. Có thể sử dụng các chính sách trong thu hút như xếp lương theo ngạch công chức và hưởng 100% lương trong thời gian tập sự, nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn.
Ba là cần tạo được môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến cho cán bộ, công chức cấp xã, phường.
Môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến cũng là điều rất quan trọng đối với cán bộ công chức cấp xã, phường. Nhất là trong khâu nâng ngạch, bổ nhiệm công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, đây chính là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn đấu của công chức, nhằm nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ của tính khép kín, tuần tự, thâm niên, “sống lâu lên lão làng” -
đặc trưng của chế độ công vụ theo hệ thống “chức nghiệp”. Cần nghiên cứu, từng bước vận dụng hình thức thi theo vị trí, chức danh của chế độ công vụ theo hệ thống “việc làm” trong việc đề bạt, bổ nhiệm các chức danh chuyên môn và quản lý.
Bất kỳ ai dù làm trong cơ quan nào cũng phải được hưởng lương. Song đối với những người có năng lực, tâm huyết thì tiền lương chưa phải là tất cả mà sự thăng tiến cũng là một động lực hết sức quan trọng bởi đó là ước mơ và sự ghi nhận của tổ chức đối với những người có năng lực. Chính vì vậy tạo được niềm tin, động cơ làm việc đúng đắn cho cán bộ công chức trên cơ sở xác định tương lai, con đường thăng tiến, sự phát triển nghề nghiệp là một động lực quan trọng để họ làm việc, rèn luyện tự nâng cao năng lực bản thân. Đồng thời cần phải tạo ra được động lực cạnh tranh lành mạnh, mạnh dạn xây dựng và ban hành cơ chế đưa cán bộ, công chức không đủ, năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức ra khỏi nền công vụ. Đây là một giải pháp khó nhưng nếu làm được sẽ có tác động rất hiệu quả tới việc nâng cao năng lực cán bộ, công chức cấp xã, phường.