Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 93 - 95)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý của công chức cấp xã,

4.3.4. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đánh giá, khen

thưởng và kỷ luật công chức

Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá của cơ quan chủ quản đối với cơ sở nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn và xử lý vi phạm, góp phần thúc đẩy cơ sở và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thanh tra, kiểm tra, đánh giá thường xuyên đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho các cấp quản lý phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, tạo điều kiện cho CBCC và công tác cán bộ luôn luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc. Nó còn là công cụ góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, kết quả thanh tra, kiểm tra giúp cho công tác quản lý phân loại được CBCC, kịp thời biểu dương, khen thưởng những CBCB hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có kế hoạch giúp đỡ những CBCC cấp xã, phường còn hạn chế nhất định và có biện

pháp nghiêm khắc xử lý đối với những CBCC cấp xã, phường vi phạm quy định làm ảnh hưởng tới uy tín của tập thể và cá nhân.

Trong đánh giá phải làm rõ ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu và chiều hướng phát triển của cán bộ, đồng thời phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và tính lịch sử cụ thể. Thực hiện phân loại cán bộ công chức cấp xã, phường hằng năm theo quy định hiện hành.

Để thực hiện tốt việc đánh giá công chức chúng ta phải cần:

- Phải thường xuyên tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nội dung về đánh giá cán bộ nhằm giải quyết, khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về mục đích yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ công chức cấp xã, phường chủ chốt ở cơ sở.

- Thực hiện tốt nội dung, hoàn thiện quy trình đánh giá công chức chủ chốt ở cơ sở. Nội dung đánh giá công chức cấp xã, phường chủ chốt ở cơ sở về cơ bản cần tập trung làm rõ ba vấn đề quan trọng: Thứ nhất là, căn cứ vào kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thứ hai là, căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ. Thứ ba là, căn cứ vào chiều hướng, triển vọng phát triển của công chức.

- Thực hiện các bước, các khâu trong quy trình đánh giá công chức cấp xã, phường theo hướng mở rộng dân chủ, thông tin đa chiều: bản thân tự đánh giá, người dân đánh giá, chi bộ đánh giá, chính quyền đánh giá. Muốn mở rộng và phát huy dân chủ cần phải có chế độ cụ thể, thích hợp để động viên, bảo vệ quyền lợi cho những người trung thực, dám thẳng thắn đấu tranh, tố cáo những hành vi vi phạm, bảo vệ lẽ phải, chân lý.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá cán bộ công chức cấp xã, phường một cách sâu sắc về thực trạng. Từ đó nắm bắt được một cách khách quan, toàn diện tình hình của việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để có giải pháp chỉ đạo kịp thời.

- Việc đánh giá phải công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ.

- Cần thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã đủ thời gian công tác 2 năm (24 tháng) cần được phát huy. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm giúp cấp ủy Đảng, chính quyền cấp trên nắm được tình hình cán bộ chính quyền cấp xã về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, quan hệ với nhân dân, trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng cán bộ, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, thiếu trách nhiệm với dân...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ công chức cấp xã, phường của thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)