Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Việt trì ảnh hưởng tớ
quá trình nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường của thành phố Việt Trì
+ Vị trí địa lý:
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính Thành phố Việt trì
Thành phố Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của
người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 318.150 người (tính đến 12/2017); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, Việt Trì ngày nay được biết đến là “Thành phố hai di sản” (Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện của nhân loại và Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn khấp).
+ Địa hình:
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm Thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc Thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.
Hiện tại thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính gồm 13 phường là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia Cẩm, Tiên Cát, Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã gồm: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thuỵ Vân, Thanh Đình, Chu Hoá, Hy Cương, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức.
+ Thành tựu nổi bật:
Kể từ ngày thành lập đến nay, sau hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế- xã hội của thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được tăng cường và củng cố, quốc phòng an ninh được giữ vững. Thành phố Việt Trì được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đặc biệt là kể từ sau khi được công nhận là đô thị loại I, thành phố đã thực sự chuyển mình, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh.
+ Định huớng phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020:
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, thành phố xác định cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao trình độ, trách nhiệm và nếp sống của nhân dân; khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tập trung thực hiện ba khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và xây dựng đô thị văn minh, văn hóa; huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng Việt Trì cơ bản trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.