Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

1.1.5.1. Nhân tố bên ngoài a. Điều kiện kinh tế, xã hội

Kinh tế có phát triển, xã hội có ổn định thì mới có thể đầu tư cho công tác đào tạo nghề, mới có thể được các ban, ngành, đoàn thể quan tâm. Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng nghề mới có thể phát triển được.

Dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy nó cũng là một trong các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước. Kinh tế đất nước có phát triển thì lượng vốn đầu tư cho công tác này mới gia tăng. Doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, vì thế có nhiều doanh nghiệp cũng bỏ tiền ra để đào tạo nghề cho người lao động hoặc họ bỏ tiền ra để “mua” những người lao động được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghề với trình độ cao vào doanh nghiệp của họ. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế nhất định mới có thể thực hiện được.

Nói chung, ở cả cấp độ vi mô hay vĩ mô, đào tạo nghề muốn tồn tại, phát triển được đều cần cơ sở kinh tế vững chắc. Kinh tế càng phát triển, đào tạo nghề sẽ càng mở rộng quy mô và đi sâu vào cải thiện chất lượng và ngược lại.

Tương tự, với tình hình xã hội cũng vậy. Một xã hội thường xuyên không ổn định thì công tác giáo dục nói chung, đào tạo nghề nói riêng sẽ ít được quan tâm hơn là khi tình hình xã hội ổn định.

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, với một xã hội rất ổn định, nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì công tác đào tạo nghề đang được hết sức quan tâm để từ đó có thể tạo ra những người lao động với trình độ nhất định, đến lượt nó sẽ phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế, ổn định xã hội

b. Chính sách nhà nước về đào tạo nghề

Cơ chế, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của giáo dục - đào tạo nghề cho lao động nông thôn cả về qui mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Sự tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thể hiện ở các khía cạnh sau:

Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo ra môi trường bình đẳng cho các CSĐT nghề cùng phát triển

nâng cao chất lượng hay không?

Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng cũng như mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở có đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, qui định về quản lý chất lượng đào tạo và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động qua đào tạo nghề, chính sách đối với giáo viên và học viên ở các CSĐT nghề cho LĐNT.

Các qui định trách nhiệm và mối quan hệ giữa CSĐT nghề cho LĐNT và người sử dụng LĐNT.

1.1.5.2. Nhân tố bên trong a. Nhân tố đảm bảo

Là lượng kiến thức, chuyên môn và khung chương trình đào tạo cân đối và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Khung chương trình đào tạo là nội dung cơ bản, cần thiết và quan trọng trong quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nó là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo trong các đơn vị nhà trường.

Khung chương trình đào tạo phải tùy thuộc theo từng ngành nghề bố trí số tiết giảng cho hợp lý. Việc sắp xếp theo một trình tự logic cụ thể, hợp lý. Có như vậy học sinh mới tiếp thu các môn học một cách dễ dàng.

b. Nhân tố đáp ứng

Thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu của người học đồng thời sẵn sàng phục vụ người học một cách kịp thời với sự phát triển của công nghệ. Mặt khác, tạo nhiều cơ hội cho học viên học hỏi, nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng tổ chức sản xuất và kỹ năng thực hành công nghệ sản xuất mới.

Là khả năng thực hiện đúng những gì đã hứa hoặc những gì người học kỳ vọng vào chất lượng đào tạo thông qua những hoạt động dạy và học của nhà trường. Hoạt động dạy và học đó phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ giáo viên của nhà trường. Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, thiết kế và tổ chức các hoạt động của người học, hướng nghiệp và khơi nguồn cảm hứng, hứng thú trong quá trình học tập của học sinh. Giáo viên còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kích thích khả năng sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng giảng dạy, đào tạo nghề. Năng lực của giáo viên dạy nghề tốt thì mới có thể dạy các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên dạy nghề.

Do vậy để có được sự tin cậy của học viên vào chương trình đào tạo của nhà trường thì cần có một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, không chỉ truyền được kiến thức cho học viên mà còn giúp học viên có tính sáng tạo, giàu cảm hứng và giúp học viên định hướng được nghề nghiệp của mình.

d. Nhân tố hữu hình

Đây là nhân tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo nghề. Ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập, nhưng chung quy lại thì hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường gồm: phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá, các phương tiện dạy học… [Quyết định số 47/2001/QĐ - TT ngày 4/4/2001 của Thủ tướng chính phủ quy định, quy hoạch mạng lưới trường đại học cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010].

Trang thiết bị kỹ thuật là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. Học phải gắn với hành kết hợp với thực hành. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại và theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất thì người học viên càng dễ thích ứng và vận dụng nhanh chóng vào

phục vụ sản xuất.

Do vậy, các CSĐT nghề muốn thu hút học sinh đến học tập thì cần phải nỗ lực rất nhiều để nâng cấp hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị giảng dạy, phòng chuyên môn hóa, phòng thí nghiệm, khu giảng đường, lớp học.

e. Nhân tố cảm thông

Là sự quan tâm đến từng đối tượng người học như nhu cầu, khả năng của họ. Từ đó trong suốt quá trình đào tạo có các hỗ trợ để đảm bảo người học đạt được những mục tiêu của bản thân và nhà trường sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Cụ thể, Nhà trường có những nguồn tài chính hỗ trợ cho học viên như học phí, tiền sinh hoạt ăn, ở… đồng thời có những hình thức khen thưởng, khuyến khích học viên kịp thời. Đó chính là động lực để thúc đẩy học viên phát triển đồng thời là phương pháp thu hút học viên đến học tập tại trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)