Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Sau 5 năm (2011-2015) triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ và dạy nghề cho hơn 26.800 lao động nông thôn (đạt 67% kế hoạch). Trong đó, tỷ lệ nông dân học nghề phi nông nghiệp là trên 17.000 người và có gần 70% đã tìm được việc làm mới ổn định. Các chương trình, đề án dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, các lớp học bồi dưỡng kiến thức cho doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng cao được quan tâm chỉ đạo. Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%; bình quân tạo việc làm mới cho trên 23.300 lao động/năm. Bên cạnh đó, đã có gần 10 nghìn lao động tự tạo việc làm, thành lập được hàng trăm tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.

Để giải quyết được vấn đề việc làm như trên, tỉnh đã chú trọng đến công tác liên kết với doanh nghiệp - đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hài lòng cho học viên, bởi sau khi được đào tạo người học giải quyết được nhu cầu việc làm của mình và có cơ hội tuyển dụng ở nhiều doanh nghiệp khác.

Cụ thể như tại huyện Phú Bình, ngoài Trung tâm dạy nghề, huyện còn liên kết và ký hợp đồng đào tạo với nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, các CSĐT nghề của huyện còn tăng cường phối hợp với các công ty, doanh nghiệp, giúp các học viên sau khi tốt nghiệp tìm kiếm việc làm. Sau khi theo học các lớp đào tạo nghề tại địa phương, hàng trăm học viên nghề cơ khí, điện dân dụng, lắp ráp điện tử… có thể tự giải quyết việc làm tại chỗ hoặc được giới thiệu, tuyển dụng vào các công ty, doanh nghiệp. Theo thống kê, đến hết tháng 3-2016, huyện Phú Bình đã giải quyết việc làm cho gần 1.300 lao động, trong đó Công ty Samsung tại Thái Nguyên và Công ty Canon Việt Nam đã giải quyết việc làm được hơn 1.000 lao động.

Ngoài việc quan tâm đến đầu ra của lao động, tỉnh cũng quan tâm đến nguồn chính sách hỗ trợ cho các lao động sau tào đạo để các lao động có được vốn làm ăn và phát triển kỹ năng nghề của mình (nhân tố cảm thông). Nổi bật là huyện Võ Nhai đã thực hiện 2 giải pháp giải quyết việc làm là hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và xuất khẩu lao động. Tính đến tháng tháng 3-2016, ngân hàng chính sách xã hội huyện Võ Nhai, từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm đã cho 200 hộ dân vay hơn 6 tỷ đồng phát triển kinh tế. Huyện đã chỉ đạo các phường, xã tuyên truyền, phổ biến thông tin về thị trường lao động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, những mô hình điển hình trong xuất khẩu lao động và hướng người lao động tìm những thị trường cao cấp... Đầu năm 2016, huyện có 15 lao động đi làm việc ở nước ngoài [Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Nguyên].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)