Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 94 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Việc phân tích mô hình nghiên cứu cho thấy, 2 nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là “tin cậy” (bao gồm những tiêu chí về đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các trường/trung tâm) và nhân tố “cảm thông” (bao gồm những tiêu chí về hỗ trợ tài chính). Có thể thấy sự hài lòng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên, người học quan tâm sẽ học hỏi trực tiếp được những gì từ việc tham gia vào các lớp học đào tạo nghề. Ngoài ra, người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn rất khó khăn, nên dù có nhu cầu đi học cũng không có đủ điều kiện. Do đó cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính để học viên có điều kiện học tập tại các CSĐT nghề.

- Theo kết quả nghiên cứu, người trả lời bảng hỏi khá hài lòng về số lượng môn học trong chương trình mà CSĐT đã xây dựng, cũng như những kiến thức cung cấp cho học viên, kỹ năng cần nắm được cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Điều này cho thấy các CSĐT đã rất sâu sát về các nội dung, chương trình học dành cho chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về chất lượng đào tạo và hiệu quả của việc vận dụng những kiến thức học được vào cuộc sống của học viên.

- Nhân tố tin cậy bao gồm những tiêu chí về đội ngũ giáo viên là nhân tố vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Bắc Kạn như đã phân tích ở trên. Đặc biệt hơn, với những người được khảo sát rất hài lòng về cách giảng dạy của giáo viên ở khía cạnh người học được lĩnh hội, trao đổi những kinh nghiệm thực tế mà giáo viên lồng ghép vào nội dung bài giảng. Người học được động viên, khích lệ nhằm tìm tòi, mở rộng kiến thức cho bản thân cũng như mong muốn được vận dụng những gì được học vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cho

- Liên quan đến vấn đề tài chính hay các khoản thu nộp, các CSĐT có thực hiện những chính sách hỗ trợ học phí, kinh phí thực hành khá tốt. Bởi lẽ, để tạo điều kiện cho học viên được tham gia các buổi thực hành, kiểm tra trình độ tay nghề thì chi phí cho các khoản về máy móc, nguyên vật liệu, người hướng dẫn hay chuyên gia là khoản chi phí không hề nhỏ. Có thể nói, các CSĐT đã rất nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo, tay nghề của người học, điều này được minh chứng thông qua sự đánh giá của người được khảo sát đánh giá tiêu chí người học được hỗ trợ kinh phí học tập lý thuyết và thực hành với mức điểm cao nhất (4,27 và 4,25).

- Kết quả nghiên cứu chỉ ra, việc thực hành, thực tập ngoài trường cũng là một nhân tố đóng góp không nhỏ vào sự hài lòng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo kết quả khảo sát, ở các CSĐT đều có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao tham gia hướng dẫn người học một cách nhiệt tình, không chỉ giúp người học được củng cố kiến thức lý thuyết, mà còn giúp học được tham gia thực hành, trực tiếp tạo ra sản phẩm hay hoàn thành công đoạn của nghề. Đây chính là nền tảng cho sự thành thạo tay nghề của học viên, cũng như đáp ứng mục tiêu đào tạo của các CSĐT nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)