Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 54)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề bao gồm giáo viên ở các cơ sở chuyên dạy nghề (các trường cao đẳng, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề), các nhà khoa học, giáo viên các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề, các cán bộ kỹ thuật ở các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… các cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao, các nghệ nhân trong các làng nghề và nông dân sản xuất giỏi.

Hiện nay tổng số giáo viên, người dạy nghề của các CSĐT nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 226 người. Cơ cấu về năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề như sau:

Bảng 3.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên tại các CSDN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Cơ sở Tiêu chí Trường Cao đẳng nghề Bắc Kạn Các trung tâm dạy nghề Các CSĐT, bồi dưỡng và dạy nghề khác Tổng số 67 73 86

I. Về trình độ chuyên môn (người)

1. Thạc sĩ 8 1 1

2. Đại học 39 52 46

4. Trung cấp 5 2 11

4. Khác 13 4 27

II. Trình độ sư phạm (người)

1. Nghiệp vụ sư phạm 67 55 83

2. Chứng chỉ nghề quốc gia 13 0 0

III. Tỷ lệ giáo viện đạt chuẩn ngoại ngữ, tin học (%)

1. Chuẩn ngoại ngữ 37 06 10

2. Chuẩn tin học 62 17 20

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn, 2016

Phần lớn đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn theo yêu cầu; tuy nhiên đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn yếu về các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, dạy lý thuyết gắn với hình thành và phát triển năng lực, nghề nghiệp cho học sinh. Giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn song kinh nghiệm thực tiễn còn ít. Những cán bộ, giáo viên có thâm niên thì thường theo lối mòn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin kém nên khó tiếp cận công nghệ đào tạo hiện đại. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề thường có tính ổn định thấp do những giáo viên giỏi, trình độ cao có xu hướng chuyển sang các khác tại các sở, ngành hoặc chuyển sang các doanh nghiệp có điều kiện làm việc tốt hơn.

Về đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề:

Bảng 3.5. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Đơn vị: người

TT Tên cơ sở Tổng số Trình độ đào tạo TS ThS ĐH TCCN/ CNKT A Trung ương 0 0 0 0 0 0 B Địa phương 73 1 13 58 1 1 I Trường cao đẳng nghề 0 0 0 0 0 0

TT Tên cơ sở Tổng số Trình độ đào tạo TS ThS ĐH TCCN/ CNKT 1 Trường Cao đẳng nghề Bắc Kạn 14 0 6 6 1 1 II Trường Trung cấp nghề 0 0 0 0 0 0

III Trung tâm dạy nghề 18 0 2 16 0 0

1.1 TTDN Huyện Ba Bể 2 0 0 2 0 0 1.2 TTDN huyện Bạch Thông 1 0 0 1 0 0 1.3 TTDN huyện Chợ Mới 1 0 0 1 0 0 1.4 TTDN huyên Na Rì 2 0 0 2 0 0 1.5 TTDN huyên Ngân Sơn 2 0 0 2 0 0 1.6 TTDN huyện Pác Nặm 1 0 0 1 0 0 1.7 TTDN và hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Kạn 2 0 0 2 0 0 1.8 TTDN Công NN Bắc Kạn 4 0 2 2 0 0 1.9 TTDN Quỳnh Mai 1 0 0 1 0 0 1.10 TTDN lái xe - trường CĐ nghề số I BQP 1 0 0 1 0 0

1.11 TTDN lái xe thuộc CTCP Xây

Dựng, Vận tải và Dịch vụ Bắc Kạn 1 0 0 1 0 0

IV Các CSĐT, bồi dưỡng, dạy

nghề khác 42 1 5 36 0 0

1 Trường Trung cấp Y Bắc Kạn 27 1 5 21 0 0 2 TT giáo dục thường xuyên và

Dạy nghề huyện Chợ Đồn 2 0 0 2 0 0 3 TT Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Bắc Kạn 2 0 0 2 0 0 4 TT Dịch vụ VL tỉnh B. Kạn 2 0 0 2 0 0 5 TT K.Công và TVPTCN, Sở

Công thương 2 0 0 2 0 0

6 TT Chữa bệnh - Giáo dục - Lao

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn,2016)

3.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015, đối với lĩnh vực dạy nghề, tại tỉnh Bắc Kạn triển khai 02 Dự án là: Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” và Dự án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để triển khai thực hiện chương trình, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành đầy đủ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến triển khai thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã kịp thời ban hành các văn bản, hướng dẫn để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án tại tỉnh, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành tổ chức thực hiện các nội dung đảm bảo theo yêu cầu đề ra.

* Đối với Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề

Thực hiện Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề, từ năm 2011-2015 Trường TCN Bắc Kạn (nay là trường Cao đẳng nghề Bắc Kạn) được Trung ương phân bổ 13.080 tỷ đồng, cụ thể:

Bảng 3.6. Vốn NSTW hỗ trợ thực hiện Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề Năm Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số vốn hỗ trợ đầu tư Trđ 4.000 0 3.000 4.080 2.000 2.000 Tốc độ phát triển so với năm 2011 % 100 0 75 102 50 50

Nguồn: Báo cáo Tổng kết, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2011- 2016

Hình 3.2. Hỗ trợ thực hiện Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề

Nguồn: Tác giả vẽ từ bảng 3

- Năm 2011 trường được giao kinh phí thực hiện Dự án “Đổi mới và Phát triển dạy nghề” với số vốn 4 tỷ đồng, sau khi nhận được các văn bản giao chỉ tiêu vốn trường đã lập phương án giải ngân số vốn trên tập trung vào mua sắm thiết bị cho 2 nghề trọng điểm Chăn nuôi gia súc gia cầm và nghề Lâm sinh.

- Năm 2012 trường không được giao kinh phí.

- Năm 2013 trường được giao kinh phí thực hiện 3 tỷ đồng, nhà trường thực hiện mua sắm thiết bị cho 2 nghề trọng điểm Chăn nuôi gia súc gia cầm và nghề Lâm sinh với kinh phí 2, 823 tỷ đồng, đào tạo giáo viên 176,9 triệu đồng.

- Năm 2014 trường được giao 4,080 tỷ đồng, nhà trường tiếp tục thực hiện mua sắm thiết bị cho 2 nghề: Chăn nuôi gia súc gia cầm và Lâm sinh với số kinh phí 3,460 tỷ đồng, đào tạo giáo viên 620 triệu đồng.

- Năm 2015 trường được giao 2 tỷ đồng, hiện nay nhà trường tổ chức thực hiện 02 nội dung: Đào tạo giáo viên của nghề Lâm sinh, kinh phí 400 triệu đồng; Mua sắm thiết bị dạy nghề: nghề Lâm sinh và nghề Chăn nuôi gia súc gia cầm, kinh phí 1,6 tỷ đồng.

- Năm 2016, Nhà trường tiếp tục được Ngân sách Trung ương giao 2 tỷ đồng thực hiện dự án đầu tư nghề trọng điểm (thuộc chương trình mục tiêu Giáo dục nghề

nghiệp - Việc làm - An toàn lao động).

* Đối với Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh Bắc Kạn thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy nghề cho 05 trung tâm dạy nghề cấp huyện, cụ thể:

Bảng 3.7. Hỗ trợ thực hiện Dự án Đào tạo nghề cho LĐNT GĐ 2011-2015

Đơn vị: triệu đồng

Năm Nội dung

Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất

Kinh phí mua sắm thiết bị

I. Các TTDN được đầu tư xây dựng mới 10.562 2.400

1. TTDN huyện Ngân Sơn 10.562 2.400

II. Các TTDN được hỗ trợ đầu tư bổ sung 11.055 3.400

1. TTDN huyện Na Rì 1.841 0 2. TTDN huyện Chợ Đồn 4.665 1.700 3. TTDN huyện Chợ Mới 4.549 0 4. TTDN huyện Bạch Thông 0 1.700 Tổng số 21.617 5.800 27.417

Nguồn: Báo cáo Tổng kết, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2011- 2015, định hướng giai đoạn 2016 - 2020

Công tác đầu tư xây dựng các trung tâm Dạy nghề cho các huyện đã phát huy hiệu quả về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đúng mục đích và yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được học nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hộ gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Tuy nhiên, theo yêu cầu thực tế việc đầu tư cho các cơ sở dạy nghề trong thời gian vừa qua vẫn chưa chưa đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nghề tại các địa phương. Trong số 05 trung tâm dạy nghề cấp huyện được thụ hưởng của chương trình thì vẫn còn 01 trung tâm dạy nghề (TTDN huyện Bạch Thông) chưa được đầu

tư xây dựng cơ bản do chưa được bố trí vốn.

3.2.5. Cá c chính sách hỗ trợ dạy nghề

3.2.5.1. Chính sách hỗ trợ các CSĐT nghề phát triển các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương

Trên thực tế tại tỉnh Bắc Kạn thì hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo chủ yếu đều do các CSĐT tự thực hiện. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh chỉ có vai trò hướng dẫn, định hướng việc xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương.

- Số lượng nghề đã được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo là 41 nghề (trong đó nghề phi nông nghiệp 28 nghề, nghề nông ngiệp 13 nghề).

- Số chương trình dạy nghề đã được phê duyệt 23 nghề (trong đó nghề phi nông nghiệp 10 nghề, nghề nông ngiệp 13 nghề).

Việc xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề (sơ cấp nghề và da ̣y nghề dưới 3 tháng) do các cơ sở dạy nghề xây dựng, biên soạn và phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề của nhiều nghề đang tổ chức hiện nay là chưa thực sự phù hợp về nô ̣i dung, thời gian đào ta ̣o so với yêu cầu của nghề đào tạo, đối tượng người ho ̣c, đặc điểm vùng, miền. Định mức chi phí đào tạo nghề chưa phù hợp, mức kinh phí thấp nên chưa đảm bảo cho các cơ sở tổ chức hỗ trợ đào tạo.

3.2.5.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các CSĐT

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề, hàng năm, đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề và đội ngũ quản lý tại các CSĐT nghề được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp kinh phí đào tạo cho các nhóm đối tượng này trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý tại các CSĐT giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu ĐVT

Kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015 KH 5 năm

2011-2015

Thực hiện

2011 2012 2013 2014 2015 2016

1. Số lượt giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng

Lượt GV

650 0 0 23 80 100 120

2. Tổng kinh phí Tr.đ 2.600 0 0 77,5 425 500 346,39

Ngân sách Trung ương Tr.đ 2.600 0 0 77,5 425 500 346,39

Ngân sách địa phương Tr.đ 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn)

Qua bảng số liệu có thể thấy, giai đoạn 2011-2012, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề chỉ do các CSĐT tự thực hiện theo nhu cầu của đơn vị mình. Đến giai đoạn 2013-2016, công tác này đã được tỉnh tập trung đẩy mạnh nhằm thực hiện thành công Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề và Đề án dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2016, tổng kinh phí được cấp cho đào tạo nghề cho LĐNT thuộc chương trình mặt trận quốc gia xây dựng nông thôn mới là 4,567 tỷ đồng, tiến hành điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT 300 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng chương trình, giáo trình là 152,215 triệu đồng, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình với kinh phí 80 triệu đồng.

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Kạn theo đánh giá của học viên theo đánh giá của học viên

3.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % tích lũy

Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % tích lũy Giới tính Nam 94 37,8 37,8 Nu 155 62,2 100,0 Tuổi <31 105 42,2 42,2 31-35 44 17,7 59,8 36-40 42 16,9 76,7 >40 58 23,3 100,0 Total 249 100,0 Trình độ học vấn Cap 2 98 39,4 39,4 Cap 3 113 45,4 84,7 Trung cap 38 15,3 100,0 Total 249 100,0 Dân tộc Tay 131 52,6 52,6 Kinh 25 10,0 62,7 Dao 79 31,7 94,4 Khac 14 5,6 100,0 Total 249 100,0 Nghề hiện tại Kinhdoanhtudo 13 5,2 5,2 Lamnong 186 74,7 79,9 Congnhan 33 13,3 93,2 Khac 17 6,8 100,0 Total 249 100,0 Thời gian đào tạo Taphuan<1tuan 4 1,6 1,6 Taphuantu1tuandenduoi1thang 52 20,9 22,5 Socap 80 32,1 54,6 Trungcap 62 24,9 79,5 Daihoc 10 4,0 83,5 Khac 41 16,5 100,0 Total 249 100,0 Nghề theo Tronglua 8 3,2 3,2

Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % tích lũy Nuoilon 8 3,2 27,3 Nuoigavit 90 36,1 63,5 Thohan 13 5,2 68,7 Nghekhac 78 31,3 100,0 Total 249 100,0 Nguồn tài chính Banthanvagiadinh 65 26,1 26,1 Ngansachxa 3 1,2 27,3 Ngansachtinh 79 31,7 59,0 Ngansachtrunguong 102 41,0 100,0 Total 249 100,0

(Nguồn: Thống kê mô tả số liệu điều tra,2015)

Từ kết quả trên, số lượng học viên là nữ chiếm đa số trong số người được hỏi. Nhóm tuổi phổ biến ở học viên đa số là những người dưới 31 tuổi. Trình độ học vấn của học viên trước khi vào trường nghề chủ yếu là những người tốt nghiệp cấp 3, một số ít đã học trung cấp. Theo số liệu điều tra, những người được hỏi chủ yếu là người dân tộc Tày, Dao với nghề nghiệp trước khi đi học tại các trung tâm/trường nghề là làm ruộng. Học viên tham gia học tập tại trường chủ yếu là các khóa học sơ cấp, trung cấp. Nghề học viên theo học chủ yếu là học viên học các khóa nuôi gia cầm (gà, vịt) và trồng chè. Các đối tượng tham gia học hầu hết là được cử đi học theo chương trình của tỉnh và trung ương.

3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số Cronbach’s Alpha

3.3.2.1. Thang đo các thành phần “Đảm bảo"

Thang đo “Đảm bảo” gồm 5 biến quan sát với kết quả phân tích EFA như sau:

Bảng 3.9. Kết quả phân tích KMO của thang đo đảm bảo

Hệ số KMO 0,696

Kiểm định Bartlett's 772,169

Tổng phương sai trích 64,938%

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra, 2016)

Theo bảng trên, với thang đo đảm bảo gồm 5 biến quan sát có hệ số KMO = 0,696 thỏa mãn điều kiện 0,5<KMO<1 nghĩa là phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 772,169 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Tổng phương sai trích đạt giá trị 64,938% > 50%, điều này nghĩa là các nhân tố này giải thích được 64,938% sự biến thiên của dữ liệu. Ma trận nhân tố xoay không tồn tại biến giải thích cho nhân tố khác, thang đo được đưa vào phân tích hệ số Cronbach’s Alpha với kết quả:

Bảng 3.10. Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)