Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 54)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 18 cơ sở dạy nghề, gồm: 1 Trường Cao đẳng nghề (được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề); 6 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện; 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề; 1 trung tâm Dịch vụ việc làm và dạy nghề; 5 cơ sở có đăng ký hoạt động dạy nghề thuộc các cơ quan, hội, đoàn thể; 1 Trung tâm đào tạo lái xe thuộc Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng và 3 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Trong tổng số 18 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh thì có 15 cơ sở tham gia vào công tác đào tạo nghề cho LĐNT, bao gồm: Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn; trung tâm dạy nghề các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm; trung tâm GDTX - Dạy nghề huyện Chợ Đồn; trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn; trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Phụ nữ thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trung tâm dạy nghề nông dân tỉnh; trung tâm dạy nghề Công nông nghiệp Bắc Kạn; trung tâm dạy nghề Quỳnh Mai; trung tâm dạy nghề Sông Công; trung tâm dạy nghề Việt Bắc.

- Về ngành nghề đào tạo tại các CSĐT:

+ Trình độ trung cấp nghề với 8 nghề bình quân mỗi năm tuyển sinh được 350 người/năm gồm: Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Thú y; Chăn nuôi gia súc gia cầm; Lâm sinh; Vận hành trong nhà máy điện; Nguội sửa chữa máy công cụ; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật xây dựng.

+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng mỗi năm tuyển sinh và đào tạo được trên 6.500 người/năm gồm các nghề: Hàn; Điện công nghiệp; Xây dựng; Lái xe ôtô; Điện dân dụng; Sửa chữa máy vi tính; Trồng nấm; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Sửa chữa máy nông nghiệp; Thú y; Sản xuất phân vi sinh; Kỹ thuật canh tác cây cam, quýt, chè; Trồng cây dong riềng; Sản xuất chế biến nông sản; Làm miến dong...

Hàng năm, căn cứ vào kết quả khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của người dân tại các địa phương, các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch và đề xuất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các lớp đào tạo nghề cho LĐNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)