Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Thực hiện Đề án 1956, UBND tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch dạy nghề tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời, bổ sung chức năng dạy nghề cho 9 trung tâm GDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp các huyện, đưa mạng lưới cơ sở dạy nghề toàn tỉnh lên con số 41 đơn vị và phủ khắp 10/10 huyện, thành phố. 5 năm qua, toàn tỉnh đã dạy nghề cho 16.990 lao động nông thôn. Trong đó, học nghề phi nông nghiệp có 12.399 người, học nghề nông nghiệp là 4.591 người. 82% số lao động sau khi học nghề có việc làm; 4.166 lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… Năm 2015, Đề án 1956 tiếp tục được triển khai với số lượng đào tạo khoảng 3.600 người. Trong đó, nghề nông nghiệp là 1,6 nghìn người; nghề phi nông nghiệp khoảng 2 nghìn người và khoảng 1,2 nghìn cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng. Giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến đào tạo nghề cho khoảng 20 nghìn lao động nông thôn. [http://baohungyen.vn].

Để đạt được kết quả đó tỉnh Hưng Yên đã xây dựng mô hình đào tạo theo nhu cầu (nhân tố đáp ứng) tỉnh đã điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của gần 888.000 người trong độ tuổi lao động ở 160 xã, phường, thị trấn; nhu cầu dạy nghề của 38 cơ sở và nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của 782 cơ sở sản xuất kinh

doanh. Kết quả cho thấy, những ngành nghề chủ yếu được LĐNT lựa chọn là: điện, may thời trang; cơ khí; kỹ thuật nông nghiệp; nghề truyền thống… Dựa trên nhu cầu của người dân, tỉnh đã dạy đúng ngành nghề mà họ cần. Khâu lựa chọn CSĐT nghề cũng được tỉnh chú trọng. Chỉ trong vòng hai năm đã tổ chức được 370 lớp đào tạo sơ cấp nghề. Trong đó 70 lớp bồi dưỡng kiến thức về nông nghiệp; 12 lớp về làng nghề và 287 lớp đào tạo về công nghiệp - dịch vụ. Tổng số người được đào tạo là 10.957 người, trong đó nhóm lao động thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách, lao động bị thu hồi đất, người tàn tật là 2.216 người; nhóm lao động thuộc hộ cận nghèo là 558 người. Tỷ lệ tạo việc làm sau đào tạo trên 80%... Ngoài việc chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu, tỉnh còn thực hiện mô hình liên kết giữa: người dân - chính quyền - doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình “Dạy nghề mây tre đan” liên kết với Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh (Yên Mỹ). Dưới sự hỗ trợ kinh phí dạy nghề thông qua đề án 1956, qua 4 năm công ty đã dạy nghề cho 687 lao động nông thôn. Người học nghề được hỗ trợ dụng cụ, nguyên liệu; trong quá trình học nếu sản phẩm đạt yêu cầu, người học còn được công ty trả công lao động phù hợp. Người học thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền đi lại nếu ở xa… Riêng với nghề mây tre đan, đến nay công ty tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 200 lao động với mức thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng và gần 10 nghìn lao động làm việc cho các cơ sở vệ tinh trong và ngoài tỉnh với mức thu nhập trung bình từ 80 - 150 nghìn đồng/người/ngày. Không chỉ có nghề mây tre đan mà công ty còn dạy nghề trồng nấm cho 112 người và 55 người đã học nghề thành công, được tiếp nhận vào làm việc tại dự án trồng nấm của công ty.

1.2.4. Bài học kinh nghiê ̣m cho tỉnh Bắc Kạn

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng vào tỉnh Bắc Kạn về đào tạo phát triển nguồn lao động nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng sau:

Một là, đào tạo nghề cho lao động nông thôn không thể thiếu vai trò hỗ trợ và quản lý của nhà nước. Địa phương nào đào tạo nghề được quan tâm toàn diện từ cơ sở vật chất (nhân tố hữu hình) đến hệ thống tổ chức dạy nghề (nhân tố đảm bảo)

và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho người lao động (nhân tố cảm thông) thì hiệu quả của đào tạo nghề được nâng cao.

Hai là, cần bồi dưỡng và nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ công chức cấp xã, cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ giáo viên (nhân tố tin cậy) để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu của người học.

Ba là, để tạo sức hấp dẫn cho đào tạo nghề cần kết hợp đào tạo nghề với giới thiệu việc làm, đảm bảo cho người học nghề có việc làm ổn định. Cần đa dạng hóa các ngành nghề để tăng sức hấp dẫn và dễ dàng cho đầu ra. Trong đó chú trọng đào tạo nghề tại chỗ và của các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và các tổ chức đào tạo nghề ngay tại địa phương (nhân tố đáp ứng).

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn hiện nay như thế nào?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các CSĐT nghề tại tỉnh Bắc Kạn là gì? Tác động của các nhân tố này đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các CSĐT nghề của tỉnh Bắc Kạn như thế nào?

- Cần những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Các bài báo đã được đăng ở các tạp chí trong và ngoài nước, luận văn đã bảo vệ có liên quan đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng đào tạo cho lao động nông thôn.

- Số liệu về lao động, việc làm, chất lượng đào tạo nghề, chính sách có liên quan cho lao động nông thôn… từ các tài liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020; báo cáo sơ kết, tổng kết công tác đào tạo nghề của tỉnh, các báo cáo của các trung tâm đào ta ̣o và trường da ̣y nghề, các sách đã xuất bản, các Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng…

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra của các đối tượng là học viên đã tốt nghiệp.

a. Đối tượng điều tra, khảo sát

Học viên đã tốt nghiệp tại các CSĐT nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được khảo sát nhằm xác định cảm nhận của họ về chất lượng đào tạo và sự hài lòng với chất lượng đào tạo.

b. Quy mô mẫu

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng nếu dùng trong các nghiên cứu thực hành thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150 [Roger, 2006]. Ngoài ra theo Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Tuy nhiên, kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Để xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải ≥ 5 lần số biến trong phân tích nhân tố [Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998]. Trong nghiên cứu này, số biến trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) là 35 biến thì số mẫu nên có là ≥ 180 mẫu.

Trên thực tế, tác giả đã phát ra 260 phiếu. Sau quá trình đọc, sàng lọc phiếu thu được 249 phiếu hợp lệ, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khi trong bảng câu hỏi thiết kế 35 biến quan sát để đo lường các thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo nghề tại một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

c. Phương pháp điều tra

Tác giả gửi bảng câu hỏi cho học viên đã tốt nghiệp tại các CSĐT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

Các phiếu điều tra được gửi đi và thu về trong tháng 4-5 năm 2016.

d. Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế các câu hỏi xoay quanh các nội dung: sự hài lòng về chương trình đào tạo, về cơ sở vật chất, về công tác giảng dạy, về nguồn tài chính hỗ trợ. Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert cho đối tượng điều tra để đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Nội dung phỏng vấn:

Ngoài các câu hỏi liên quan đến thông tin chung và thông tin học viên, bảng câu hỏi được thiết kế với 35 biến quan sát đo lường các nhân tố đánh giá sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo nghề, bao gồm các nội dung chính:

+ Mức độ hài lòng về sự đảm bảo; + Mức độ hài lòng về sự tin cậy; + Mức độ hài lòng về sự đáp ứng;

+ Mức độ hài lòng về các nhân tố hữu hình; + Mức độ hài lòng về sự cảm thông.

Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở dựa vào các thang đo trong mô hình nghiên cứu của Parasuraman & các cộng sự và được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhóm học viên nghiên cứu cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

Phiếu điều tra ban đầu được tham khảo ý kiến của 8 cán bộ quản lý, 10 giảng viên và 20 học viên về vấn đề nghiên cứu và điều chỉnh lại cho phù hợp, dễ hiểu. Tiến hành điều tra thử với quy mô mẫu là 20 trước khi tiến hành điều tra chính thức nhằm kiểm tra các sai sót và điều chỉnh nếu có.

e. Mã hóa dữ liệu

Sau khi dự tính được số lượng mẫu thích hợp và xây dựng phiếu điều tra, đề tài sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu với các thang đo và các biến quan sát như sau:

Bảng 2.1. Mã hóa dữ liệu

TT Mã hóa Diễn giải

1 Dambao1 Số lượng môn học trong chương trình là hợp lý

2 Dambao2 Lượng kiến thức, kỹ năng phù hợp với sức học của học viên 3 Dambao3 Chương trình giảng dạy cân đối giữa lý thuyết, thực hành, thực tập 4 Dambao4 Nội dung giảng dạy hướng tới các công nghệ tiên tiến

5 Dambao5 Nội dung học tập có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất

ĐÁP ỨNG (Dapung)

6 Dapung1 Tạo nhiều cơ hội cho học viên học hỏi, nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng tổ chức sản xuất…

7 Dapung2 Tạo nhiều cơ hội cho học viên học hỏi, nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành công nghệ sản xuất mới

8 Dapung3 Khóa học linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu học nghề của người học 9 Dapung4 Chương trình, nội dung học tập thiết thực, vừa sức

10 Dapung5 Là cơ sở thực tập thường xuyên của Trường/ Trung tâm dạy nghề 11 Dapung6 Có cán bộ kỹ thuật giỏi, nhiệt tình tham gia hướng dẫn

12 Dapung7 Cơ sở thực tập đang áp dụng quy trình kỹ thuật như đã được học ở trường/ TT 13 Dapung8 Chất lượng thực tập giúp củng cố kiến thức, giúp tay nghề thành thạo

TIN CẬY (Tincay)

14 Tincay1 Giáo viên có kiến thức chuyên môn vững chắc

15 Tincay2 Giáo viên có kỹ năng giảng dạy tốt, dễ hiểu, dạy học theo phương pháp lấy người học làm trung tâm

16 Tincay3 Giáo viên có kinh nghiệm thực tế, thường lồng ghép vào bài giảng

17 Tincay4 Giáo viên biết truyển cảm hứng, lòng yêu nghề nghiệp; biết khuyến khích, động viên học viên tích cực học tập

18 Tincay5 Giáo viên đảm bảo thời gian lên lớp theo đúng kế hoạch, thời gian biểu

HỮU HÌNH (Huuhinh)

19 Huuhinh1 Cơ sở vật chất phục vụ học lý thuyết (giảng đường, thiết bị dạy học, mạng internet) tiện nghi, hiện đại

20 Huuhinh2 Phương tiện thực hành đầy đủ, hiện đại, phù hợp

21 Huuhinh3 Có thư viện cung cấp tài liệu phong phú, cập nhật, dễ mượn 22 Huuhinh4 Có ký túc xá đáp ứng tốt nhu cầu chỗ ở của người học 23 Huuhinh5 Có nhà ăn phục vụ tốt cho nhu cầu ăn của người học

TT Mã hóa Diễn giải

24 Camthong1 Hỗ trợ kinh phí học tập lý thuyết (không phải nộp học phí)

25 Camthong2 Hỗ trợ kinh phí thực hành (không phải nộp kinh phí thực hành: nguyên vật liệu, thuê máy móc…)

26 Camthong3 Hỗ trợ kinh phí thực tập ngoài CSĐT (không phải nộp kinh phí thực hành: nguyên vật liệu, thuê máy móc…)

27 Camthong4 Hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại khi đến các cơ sở thực tập, thực hành 28 Camthong5 Hỗ trợ kinh phí sinh hoạt khác

29 Camthong6 Có các hình thức khen thưởng, khuyến khích học tập cho học viên

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ (Hailong)

30 Hailong1 Đào tạo nghề giúp tôi đánh giá thế mạnh và yếu của bản thân 31 Hailong2 Những gì tôi học rất có ích trong nghề nghiệp hiện tại của bản thân 32 Hailong3 Thu nhập của tôi tăng lên sau khi hoàn thành khóa học

33 Hailong4 Những gì học được rất tốt cho tôi trong nghề nghiệp tương lai

34 Hailong5 Những gì học được tốt cho tôi tiếp tục học các chương trình đào tạo khác hoặc học lên bậc học cao hơn

35 Hailong6 Tôi có thể tự tạo việc làm cho mình và cho người lao động khác sau đào tạo

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi điều tra có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng cần sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin này được sắp xếp theo một dạng thích hợp mới có thể sử dụng để phân tích, đánh giá một cách hiệu quả nhất.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý và tổng hợp, mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS. Sau đó tiến hành làm sạch dữ liệu và tiến hành phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung. Mục đích của phân tích so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc

trưng của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp các đối tượng quan tâm có căn cứ để đưa ra quyết định lựa chọn.

Có các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là: So sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh với số bình quân.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này giúp nhà nghiên cứu có được tài liệu, số liệu về vấn đề nghiên cứu cũng như các vấn đề liên quan. Từ đó tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu và phản ánh, phân tích tài liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá biến động của các hiện tượng giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố (EFA)

Phương pháp này được dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của đối tượng điều tra về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Quy trình: - Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Phân tích tương quan, hồi quy, kiểm định.

a. Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha

Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ và sự tương quan giữa các biến quan sát trong mô hình. Cách làm này cho phép người nghiên cứu có thể loại bỏ những biến không phù hợp trong quá trình nghiên cứu. Theo đó, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total corelation) lớn hơn 0,3 và có hệ số alpha từ 0,6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đi vào phân tích bước tiếp theo [Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008]b; hệ số Cronbach’s Alpha nên từ 0,63 trở lên là sử dụng được [Nguyễn Văn Thắng, 2015].

b. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)