Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 101)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Phát triển đồng bộ với cơ cấu hợp lý hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ cấp quốc gia; hình thành độ ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về lao động qua đào tạo nghề: Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 40%. Hàng năm tuyển mới và đào tạo nghề cho 7.000 người, trong đó 3.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề theo chính sách của Đề án 1956.

- Về mạng lưới các CSĐT nghề của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020:

+ Đến năm 2020, toàn tỉnh có 1 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, 11 trung tâm dạy nghề và 6 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.

+ Tập trung đầu tư, phát triển trường cao đẳng nghề Bắc Kạn và các trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết khác.

+ Phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, thực hiện tốt xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia đầu tư và phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

+ Tăng cường liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề ở các khu công nghiệp, các làng nghề và doanh nghiệp.

- Về quy mô tuyển sinh:

Bảng 4.1. Dự kiến quy mô tuyển sinh theo cấp độ đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020

Đơn vị: người

Cấp trình độ 2017 2018 2019 2020

Cao đẳng 700 700 800 800

Trung cấp 600 600 650 650

Sơ cấp và các trình độ khác 7.410 7.910 8.140 8.140

Tổng số 8.710 9.210 9.590 9.590

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn) - Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề:

+ Phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, trong đó có 30% số giáo viên dạy cao đẳng và trung cấp có trình độ sau đại học.

+ Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo:

Phấn đấu đến năm 2020, 60% số trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề đạt tiêu chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)