Nhu cầu đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhu cầu đào tạo nghề

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế tỉnh Bắc Kạn có nhiều khởi sắc, nhu cầu về lao động đã qua đào tạo ngày một gia tăng:

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề đến năm 2020

Cấp trình độ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Cao đẳng 2.300 2.500 2.700 3.000

Trung cấp 1.300 1.500 1.700 2.000

Khác 8.300 8.500 8.700 9.000

Tổng số 11.900 9.210 12.900 14.000

Nguồn: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Theo Quyết định số 2811/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Bắc Kạn thì nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh có khả năng thực hiện như sau:

Bảng 3.3. Nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Đơn vị: người; %

TT Nhu cầu đào tạo Năm 2010 2011-2015 2016-2020

1 Đào tạo nghề nông nghiệp 1.250 10.000 13.000

2 Đào đạo nghề phi nông nghiệp 250 5.000 7.000

3 Dự kiến tỷ lệ có việc làm sau khi

học nghề (%) 60,0 65,0 75,0

Tổng số 1.500 15.000 20.000

Nguồn: Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 của tỉnh Bắc Kạn

Có thể nhận thấy rằng, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được tỉnh quan tâm đẩy mạnh, điều này thể hiện ở số lượng LĐNT dự kiến tham gia đào tạo nghề có xu hướng gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2011-2015 (tăng 33,33%). Trong đó, do suất phát điểm từ một tỉnh thuần nông và hiện nay thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất có nhiều lao động nhất. Do đó, con số dự kiến đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhóm nghề nông nghiệp vẫn chiếm ty trọng lớn: năm 2010 là 83,33%, giai 2011-2015 là 66,67%; giai đoạn 2016-2020 là 65%. Tuy nhiên, tỷ lệ của nhóm đối tượng đào tạo này trong tổng số lượng LĐNT dự kiến tham gia đào tạo có xu hướng giảm, đây là xu hướng tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế.

Đối với LĐNT, học nghề vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, thông qua học nghề, người lao động có nhiều cơ hội được chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, tỉnh Bắc Kạn định hướng công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới như sau: (i) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; (ii) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)