Đặc điểm lao động nông thôn tỉnh Bắc Ka ̣n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 47)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Đặc điểm lao động nông thôn tỉnh Bắc Ka ̣n

3.1.1. Đặc điểm chung của tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là tỉnh nội địa, ở vị trí trung tâm các tỉnh thuộc khu Việt Bắc cũ, được tái lập từ ngày 01-01-1997 trên cơ sở chia tách 4 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm có Thành phố Bắc Kạn và 7 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 122 xã, phường, thị trấn; trong đó có 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trong Chương trình 30a của Chính phủ và 8 xã nghèo.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn)

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn gần 4.857,21 km2, dân số toàn tỉnh có trên 30 vạn người (theo điều tra dân số năm 2014), với 7 dân tộc anh em gồm Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên

80%. Bắc Kạn là một trong những tỉnh ít dân nhất trong cả nước.

- Về vị trí địa lý:

Do địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc, bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với những thung lũng.

- Về khí hậu:

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.

- Về tài nguyên thiên nhiên:

+ Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích). Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng, phong phú. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa còn nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc.

+ Tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn tương đối phong phú, đa dạng. Trong lòng đất khá giàu kim loại màu và kim loại đen… Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp khai thác nói riêng.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế

Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển đáng kể:

- Về Công nghiệp: Bắc Kạn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là chì và kẽm có 70 mỏ và điểm

điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi, xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét, xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra, còn có antimon, titan, Kaolin, Silic... Ngoài ra, Bắc Kạn còn là đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu… lưu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ.

- Về Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: Bắc Kạn có tổng diện tích rừng lâm nghiệp là 420.990,5ha, trong đó, đất có rừng là 263.503,9ha, rừng tự nhiên 224.151,4ha, rừng trồng 39.352,5ha, đất chưa có rừng là 157.484,6ha. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 63.000m3. Điều kiện tự nhiên của Bắc Kạn rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như ngô, khoai, sắn…Tỉnh đang thực hiện đề án về phát triển chăn nuôi trâu, bò và đã hình thành chợ mua bán gia súc (chợ Bò xã Nghiên Loan - huyện Pác Nặm); phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn (heo), gà, dê... và nuôi cá hồi phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

- Về Dịch vụ và Du lịch: Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, thắng cảnh và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, thắng cảnh tự nhiên hồ Ba Bể được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996 - nơi tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan, trở thành một trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Hiện nay, ngoài tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp, Bắc Kạn đang chú trọng kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, coi đây là một ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Năm 2015, tỉnh Bắc Kạn đã đón 350.000 lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 230 tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2014.

3.1.1.3. Tình hình xã hội

Năm 2005, tỉnh Bắc Kạn đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo của Chính phủ được triển khai có hiệu quả. Diện mạo nông thôn cũng như các trung tâm huyện lỵ, tỉnh lỵ đang từng ngày đổi thay theo chiều hướng văn minh, sạch đẹp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững.

100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, 100% số xã có điện thoại thông tin liên lạc; các hoạt động văn hoá - xã hội ngày một phát triển.

Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, tiềm lực kinh tế chưa mạnh, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, nhất là hệ thống giao thông, trình độ dân trí thấp, còn một số tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc ít người, sống rải rác phân tán... là những khó khăn và đã ảnh hưởng nhiều đến việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sỹ số học sinh và việc thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục của tỉnh.

Để thực hiện tốt những mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Bắc Kạn đã xác định phải đẩy nhanh, mạnh hơn nữa việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn về nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Do vậy, việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một đòi hỏi bức thiết mà hệ thống GD&ĐT của Bắc Kạn cần phải đáp ứng.

3.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn

3.1.2.1. Cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê năm 2014: Dân số của tỉnh là 308.300 người, số lao động trong độ tuổi là 170.381 người. Dự báo đến năm 2020 dân số của tỉnh khoảng 331.065 người, số dân trong độ tuổi lao động là 203.075 người. Hàng năm, có khoảng 5.000 - 6.000 người bước vào độ tuổi lao động.

Năm 2016, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là: 73,64% - 8,83% - 17,9%, dự báo đến năm 2020 tỷ trọng này là 58,0% - 17,0% - 25,0%.

3.1.2.2. Chất lượng lao động

- Lao động trực tiếp trong khối các doanh nghiệp

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 352 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Kạn đều có quy mô vừa và nhỏ, kinh doanh trong các lĩnh vục như: thủy điện, xây dựng dân dụng, xây dựng giao thông, thủy lợi, dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuật, sản xuất công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, tuy nhiên số lao động là công nhân kỹ thuật qua đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 30% tổng số lao

động của các doanh nghiệp.

- Lao động trong nông thôn

Nguồn lao động trong nông thôn chiếm khoảng trên 80% tổng số lao động. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là 86%, song thực tế, thời gian lao động có nguồn thu hiệu quả hiện tại chỉ chiếm khoảng 20-30%.

Những năm gần đây theo chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đã bắt đầu phát huy hiệu quả ở một số vùng dân cư, một số nghề phổ biến có tác động dần đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất và tăng dần chất lượng cuộc sống người dân.

Bảng 3.1. Tình hình lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn

Năm

Phân loại

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

SL (người) (%) SL (người) (%) SL (người) (%) Tổng số 144.194 100 145.130 100 147.579 100

I. Chia theo đào tạo

1. Chưa đào tạo 100.207 69,50 97.397 67,11 96.005 65,10 2. Đã qua đào tạo 43.987 30,50 47.733 32,89 51.574 34,90

II. Chia theo nhóm ngành

1. Kinh tế - xã hội 16.034 11,12 17.035 11,74 17.509 11,86 2. Nông, lâm, ngư nghiệp 68.275 47,35 67.890 46,78 67.594 45,80 3. Khoa học tự nhiên 13.667 9,48 14.157 9,75 15.282 10,36 4. Kỹ thuật và công nghệ 34.548 24,65 34.609 23,85 34.985 23,71 5. Y tế, môi trường, khác 11.670 7,40 11.439 7,88 12.209 8,27

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.2. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2016 Kạn giai đoạn 2011-2016

3.2.1. Nhu cầu đào tạo nghề

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế tỉnh Bắc Kạn có nhiều khởi sắc, nhu cầu về lao động đã qua đào tạo ngày một gia tăng:

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề đến năm 2020

Cấp trình độ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Cao đẳng 2.300 2.500 2.700 3.000

Trung cấp 1.300 1.500 1.700 2.000

Khác 8.300 8.500 8.700 9.000

Tổng số 11.900 9.210 12.900 14.000

Nguồn: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Theo Quyết định số 2811/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Bắc Kạn thì nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh có khả năng thực hiện như sau:

Bảng 3.3. Nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Đơn vị: người; %

TT Nhu cầu đào tạo Năm 2010 2011-2015 2016-2020

1 Đào tạo nghề nông nghiệp 1.250 10.000 13.000

2 Đào đạo nghề phi nông nghiệp 250 5.000 7.000

3 Dự kiến tỷ lệ có việc làm sau khi

học nghề (%) 60,0 65,0 75,0

Tổng số 1.500 15.000 20.000

Nguồn: Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 của tỉnh Bắc Kạn

Có thể nhận thấy rằng, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được tỉnh quan tâm đẩy mạnh, điều này thể hiện ở số lượng LĐNT dự kiến tham gia đào tạo nghề có xu hướng gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2011-2015 (tăng 33,33%). Trong đó, do suất phát điểm từ một tỉnh thuần nông và hiện nay thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất có nhiều lao động nhất. Do đó, con số dự kiến đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhóm nghề nông nghiệp vẫn chiếm ty trọng lớn: năm 2010 là 83,33%, giai 2011-2015 là 66,67%; giai đoạn 2016-2020 là 65%. Tuy nhiên, tỷ lệ của nhóm đối tượng đào tạo này trong tổng số lượng LĐNT dự kiến tham gia đào tạo có xu hướng giảm, đây là xu hướng tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế.

Đối với LĐNT, học nghề vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, thông qua học nghề, người lao động có nhiều cơ hội được chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, tỉnh Bắc Kạn định hướng công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian tới như sau: (i) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; (ii) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

3.2.2. Mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 18 cơ sở dạy nghề, gồm: 1 Trường Cao đẳng nghề (được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp nghề); 6 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện; 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề; 1 trung tâm Dịch vụ việc làm và dạy nghề; 5 cơ sở có đăng ký hoạt động dạy nghề thuộc các cơ quan, hội, đoàn thể; 1 Trung tâm đào tạo lái xe thuộc Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng và 3 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Trong tổng số 18 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh thì có 15 cơ sở tham gia vào công tác đào tạo nghề cho LĐNT, bao gồm: Trường Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú Bắc Kạn; trung tâm dạy nghề các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm; trung tâm GDTX - Dạy nghề huyện Chợ Đồn; trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn; trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Phụ nữ thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trung tâm dạy nghề nông dân tỉnh; trung tâm dạy nghề Công nông nghiệp Bắc Kạn; trung tâm dạy nghề Quỳnh Mai; trung tâm dạy nghề Sông Công; trung tâm dạy nghề Việt Bắc.

- Về ngành nghề đào tạo tại các CSĐT:

+ Trình độ trung cấp nghề với 8 nghề bình quân mỗi năm tuyển sinh được 350 người/năm gồm: Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Thú y; Chăn nuôi gia súc gia cầm; Lâm sinh; Vận hành trong nhà máy điện; Nguội sửa chữa máy công cụ; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật xây dựng.

+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng mỗi năm tuyển sinh và đào tạo được trên 6.500 người/năm gồm các nghề: Hàn; Điện công nghiệp; Xây dựng; Lái xe ôtô; Điện dân dụng; Sửa chữa máy vi tính; Trồng nấm; Chăn nuôi gia súc, gia cầm; Sửa chữa máy nông nghiệp; Thú y; Sản xuất phân vi sinh; Kỹ thuật canh tác cây cam, quýt, chè; Trồng cây dong riềng; Sản xuất chế biến nông sản; Làm miến dong...

Hàng năm, căn cứ vào kết quả khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của người dân tại các địa phương, các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch và đề xuất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các lớp đào tạo nghề cho LĐNT.

3.2.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề bao gồm giáo viên ở các cơ sở chuyên dạy nghề (các trường cao đẳng, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề), các nhà khoa học, giáo viên các trường đại học và cao đẳng chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề, các cán bộ kỹ thuật ở các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… các cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao, các nghệ nhân trong các làng nghề và nông dân sản xuất giỏi.

Hiện nay tổng số giáo viên, người dạy nghề của các CSĐT nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là 226 người. Cơ cấu về năng lực, trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề như sau:

Bảng 3.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên tại các CSDN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Cơ sở Tiêu chí Trường Cao đẳng nghề Bắc Kạn Các trung tâm dạy nghề Các CSĐT, bồi dưỡng và dạy nghề khác Tổng số 67 73 86

I. Về trình độ chuyên môn (người)

1. Thạc sĩ 8 1 1

2. Đại học 39 52 46

4. Trung cấp 5 2 11

4. Khác 13 4 27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)