Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Từ kết quả nghiên cứu của mô hình cho thấy vấn đề chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Bắc Kạn còn một số vấn đề tồn tại như sau:

- Đội ngũ giáo viên còn hạn chế về trình độ kỹ năng nghề, điểm bình quân về chất lượng đào tạo cho tiêu chí này ở mức thấp nhất của thang đo tin cậy (3,79 điểm). Điều này cho thấy các nhà quản lý cần phải có chính sách đầu tư, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cũng như những quyết sách ngay từ khi tuyển dụng đối với mỗi vị trí;

Theo kết quả mô hình, vẫn có tình trạng giáo viên chưa thực sự tuân thủ thời lượng giờ giấc lên lớp, vẫn có tình trạng lên lớp chưa đúng theo kế hoạch. Điều này ảnh hưởng đến khối lượng kiến thức truyền đạt cho học viên bị giới hạn so với nội dung đã xây dựng.

- Đời sống sinh hoạt của học viên bị ảnh hưởng nhiều bởi cơ sở vật chất. Theo kết quả đánh giá của học viên về cơ sở vật chất (thang đo hữu hình) chất lượng chỉ

đạt ở mức độ trung bình, trong đó tiêu chí đánh giá thấp nhất là nhà ăn phục vụ cho nhu cầu của người học (2,89 điểm), ký túc xá phục vụ cho nhu cầu người học (2,98 điểm). Điều này cũng được thể hiện trong thang đo cảm thông, tiêu chí hỗ trợ ăn ở, đi lại đạt mức điểm thấp nhất (3,80 điểm).

- Quy trình kỹ thuật được áp dụng cho người học tại các cơ sở thực tập ở công ty, doanh nghiệp... có sự khác biệt với việc học lý thuyết và thực hành tại CSĐT. Trong thang đo đáp ứng_kiến thức tiêu chí này đạt số điểm thấp nhất (3,82 điểm). Đây là một bất cập, khó khăn trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tay nghề, khả năng của người học trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn;

- Chưa thực sự linh hoạt, mềm dẻo ở khía cạnh tiến trình bài học (3.82 điểm), học viên đánh giá mức điểm về chất lượng thấp nhất trong các tiêu chí của thang đo

đáp ứng_linh hoạt;

- Ngành đào tạo chưa đa dạng, chưa thực sự đầu tư tập trung vào ngành trọng điểm phù hợp với điều kiện của tỉnh Bắc Kạn, đồng thời liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp để tạo được nhiều cơ hội việc làm cho học viên sau đào tạo.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Mạng lưới CSĐT của tỉnh đã được rộng khắp nhưng chưa tập trung vào những ngành trọng điểm, trường trọng điểm phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh dẫn đến chất lượng đào tạo chưa thực sự cao. Ngoài ra, đại bộ phận người dân lao động nông thôn chưa nắm được chủ trương, chính sách của nhà nước về dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động, dẫn đến việc định hướng nghề nghiệp chưa hiệu quả, chưa mang lại những lợi ích thiết thực cho các học viên khi tham gia khóa đào tạo.

- Hiện nay, tỉnh chưa có chính sách đủ mạnh (tuyển dụng, sử dụng, tiền lương, môi trường làm việc…) để tạo động lực cho người dạy chủ động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Thêm vào đó, để có một tiết giảng có hiệu quả, ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung bài học thì sự hợp tác làm việc, tinh thần cầu thị từ phía người học cũng vô cùng quan trọng. Không thể tránh khỏi tình trạng, tâm lý của một bộ phận lao động nông thôn tham gia học nghề (chủ yếu là các lao động trẻ, học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông) còn thiếu sự đam mê, hăng say học

tập, mà chỉ học theo kiểu bất đắc dĩ. Do đó, chất lượng đào tạo đối với nhóm học viên này rất khó đảm bảo và gây ảnh hưởng đến người trực tiếp giảng dạy;

- Nguồn lực các cơ sở có hạn, tập trung nhiều vào các hạng mục trực tiếp nâng cao trình độ tay nghề cho người học. Thêm vào đó, lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề thường không có sự đồng nhất về trình độ, về độ tuổi… do đó, việc quản lý họ tại các CSĐT cũng gặp phải rất nhiều khó khăn;

- Lãnh đạo, các nhà quản lý chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giữa các cấp chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể, các doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do vậy tồn tại tình trạng đào tạo một cách dàn trải, và thực tế nhiều khi không giống lý thuyết được trang bị tại các CSĐT;

- Hoàn thiện cơ sở vật chất vẫn luôn là bài toán tại các cơ sở và trước tiên các trường vẫn ưu tiên tập trung trước vào hạ tầng cơ sở trực tiếp cho hoạt động đào tạo. Cơ sở vật chất, nhà ở, nhà ăn phục vụ sinh hoạt của học viên mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của học viên, nhóm học viên còn lại phải tự túc chỗ ăn ở sinh hoạt cho bản thân;

- Nhận thức của người LĐNT còn thấp, kèm theo điều kiện kinh tế khó khăn, nên họ vẫn chưa nhìn nhận được sự cần thiết của việc đào tạo. Hơn nữa, sau khi đào tạo, không có vốn hoặc có đủ cơ sở kỹ thuật, người có đủ kiến thức hỗ trợ… để áp dụng theo khoa học kỹ thuật;

- Mỗi tiết học, từng nội dung bài học có giới hạn về mặt thời gian và theo lịch trình giảng dạy như trong đề cương môn học, nên có nội dung thực tiễn chưa được bàn sâu hay những buổi thực hành cũng bị hạn chế về mặt thời gian và chi phí, đặc biệt là chi phí cho nguyên vật liệu, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thực hành, khả năng cải thiện trình độ, tay nghề của học viên.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)