Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng

Từ năm 2010 đến năm 2014, tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả 06 mô hình chăn nuôi, trồng trọt, dạy nghề thí điểm tại các huyện: Thạch An, Quảng Uyên, Hạ Lang, Nguyên Bình và Phục Hòa. Thực hiện đào tạo nghề cho 21.400 LĐNT, trong đó có 16.738 LĐNT được đào tạo nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, đạt 83,69% kế hoạch 05 năm và đạt 37,2% kế hoạch Đề án tỉnh phê duyệt đến năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2014 là 24,5%, tăng 5,5% so với năm 2010. Sau học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, đã có 11.381 LĐNT tự tạo được việc làm, 367 LĐNT được các doanh nghiệp tuyển dụng,

54 người thành lập tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp và hợp tác xã; 529 hộ thoát nghèo [Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng].

Để đạt được kết quả như trên, tỉnh đã chú trọng vào việc phát triển các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề (nhân tố đảm bảo và hữu hình); công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức cấp xã, cán bộ quản lý, giáo viên và ngườ i da ̣y nghề được quan tâm thực hiện (nhân tố tin cậy). 05 năm qua, tỉnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho 5.342 lượt cán bộ, công chức xã với kinh phí thực hiện 4.300 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 94 giáo viên; các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và viê ̣c làm cho LĐNT được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức; tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác dạy nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho LĐNT, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)