5. Kết cấu của đề tài
4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành :NHNN cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát: Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả
trong công tác thanh tra. Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:
- Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm.
- Hoàn thiện nghiệp vụ, xây dựng và phát triển CIC (Trung Tâm thông tin tín dụng) trở thành một Trung tâm Thông tin tín dụng công lập theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp vụ, có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Đẩy mạnh phối hợp và trao đổi thông tin với các vụ, cục, đơn vị NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố; tăng cường phối hợp để đôn đốc, kiểm tra, giám sát chất lượng báo cáo thông tin của các tổ chức tín dụng.
- Tăng cường biện pháp mạnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thông tin. Kết hợp khen thưởng, kích thích các chủ thể tham gia cung cấp và báo cáo thông tin tín dụng. Kết hợp hài hoà phương thức bắt buộc với giảm mức thu dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng thông tin và đáp ứng tốt mục tiêu chia sẻ thông tin tín dụng.
- Tăng cường liên kết, hợp tác trong và ngoài nước, mở rộng nguồn tin, đi sâu nghiên cứu, học tập, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng.
KẾT LUẬN
Trong hoạt động của NHTM, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất nhưng đồng thời nó cũng chính là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại không những ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro luôn là vấn đề cần được các NHTM quan tâm hàng đầu.
Thông qua việc nghiên cứu chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Hoạt động tín dụng là một trong những thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Kạn. Mặc dù hoạt động trên địa bàn còn nhiều khó khăn song Chi nhánh có quy mô tín dụng khá lớn, là đơn vị có thị phần tín dụng lớn nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong những năm qua Chi nhánh đã chú trọng áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, vì vậy mà hoạt động tín dụng của Chi nhánh nhìn chung là đảm bảo an toàn, nợ quá hạn, nợ xấu luôn được kiếm soát. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn một số mặt hạn chế, thể hiện:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng ba năm gần đây quá thấp làm cho thị phần tín dụng của Chi nhánh ngày càng thu hẹp.
- Cơ cấu tín dụng vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý: đó là việc mất cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn huy động và và cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ, thời hạn; tỷ trọng cho vay đối với các khách hàng lớn còn quá cao; một số chỉ tiêu cơ cấu tín dụng như tỷ lệ dư nợ trung dài hạn, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh
phục các mặt hạn chế trên đòi hỏi trong thời gian tới Chi nhánh cần phải xây dựng được chiến lược phát triển hoạt động tín dụng phù hợp với mục tiêu, định hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đồng thời phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp như: thực hiện tốt việc phân loại và áp dụng chính sách khách hàng; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo định hướng của BIDV; nâng cao chất lượng công tác thẩm định; hoàn thiện và tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát; bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng…Trong đó phải đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng trên địa bàn, và cơ cấu lại dư nợ vay để phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển an toàn, bền vững. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, giữ vững vị thế là đơn vị đứng đầu trên địa bàn tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB thế giới, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Đờn (2003), Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Học viện ngân hàng, Giải pháp sử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại Việt Nam (2003), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/ Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Bắc Kạn (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016, Bắc Kạn.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Bắc Kạn (2014, 2015, 2016), Báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2014, 2015, 2016, Bắc Kạn.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
11. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại - Commercial bank
management (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định 1627. 14. Quyết định số 1722/QĐ-HĐQT ngày 2/10/2013: Quy chế cho vay đối với
khách hàng.
15. Quyết định số 301/QĐ-HĐQT ngày 8/5/2012: Quyết định các TH không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng.
16. Quyết định số 6959/QĐ-NHBL ngày 11/03/2014 Quy định cấp tín dụng bán lẻ.
17. Quyết định số 2838/QĐ-NHBL ngày 29/5/2014 Phân cấp ủy quyền đối với các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng bán lẻ.
18. Quyết định số 409/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng.
19. Quyết định số 8955/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014 quy định về giao dịch bảo đảm.
20. Quyết định số 8956/QĐ-QLTD ngày 31/12/2014: Trình tự thủ tục thẩm quyền thực hiện giao dịch bảo đảm.
21. Quyết định số 6610/QĐ-BIDV ngày 28/8/2015 ban hành và hướng dẫn các Bộ mẫu hợp đồng.
22. Quyết định số 1226/QĐ-HĐQT ngày 30/5/2014: Chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập DPRR trong hoạt động của BIDV.
23. Quyết định số 8753/BIDV-QLTD ngày 3/11/2015 Hướng dẫn sửa đổi và bổ sung quy định về phân loại nợ & trích lập DPRR.
24. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh NHNg; Thông tư 09/2014/TT- NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN.
25. Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 của NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
26. Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp - Bộ TNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
27. https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/14/11/vietinbank-dong- nai-chu-trong-nang-cao-chat-luong-tin-dung.html&p=1
28. http://www.agribank.com.vn/Layout/Pages/Print.aspx?contentId=12123 &lang=1&strMonth=06&strYear=2017
PHIẾU ĐIỀU TRA
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DICH VỤ TÍN DỤNG
Phần 1: Thông tin chung
Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (/) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời
Họ và tên:………. Tuổi: …. Năm
Giới tính: Nam Nữ
Nghề nghiệp: ………. Trình độ:……….
Phấn 2: Đánh giá chất lượng tín dụng BIDV Bắc Kạn
1. Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh đượ doanh nghiệp xây dựng hàng năm?
□ Có xây dựng kế hoạch hàng năm □ Không xây dựng kế hoạch hàng năm
2. Năng lực tài chính của khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Kạn là như thế nào?
□ Tự chủ tài chính, sử dụng một phần vốn vay □ Tự chủ tài chính 50%, 50% sử dụng vốn vay □ Chủ yếu là vốn vay
3. Thời điểm khách hàng trả nợ tại BIDV Bắc Kạn như thế nào?
□ Khách hàng hoàn trả thực hiện đúng cam kết vay vốn □ Khách hàng nợ quá hạn 3 tháng
□ Khách hàng nợ quá hạn 6 tháng □ Khách hàng nợ quá hạn 1-3 năm □ Khách hàng nợ quá hạn >3 năm
4.Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Các câu hỏi sẽ đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng của BIDV chi nhánh Bắc Kạn. Anh/ chị chọn điểm số bằng cách đánh dấu [x] vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:
Điểm
Ý nghĩa Không bao giờ Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường
thường Luôn luôn
STT Chỉ tiêu Điểm
Chính sách tín dụng
1. Theo quy định của ngành, pháp luật 2. Linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng
3. Phương pháp cho vay phù hợp
4. Căn cứ trên nhu cầu của khách hàng
Quy trình tín dụng
5. Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng
6. Thời gian giao dịch thuận tiện
7. Ứng dụng CNTT trong quá trình xử lý thủ tục
8. Thủ tục đơn giản, công khai
9. Bộ máy thực hiện tín dụng gọn nhẹ 10. Linh hoạt, nhanh đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh của
KH
Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng
11. Phong cách giao dịch văn minh, lịch sự 12. Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác
13. Nghiệp vụ chuyên môn vững vàng
14. Thái độ phục vụ nhiệt tình, tận tụy
STT Chỉ tiêu Điểm Thông tin tín dụng
16. Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng
17. Nhanh chóng, kịp thời, chính xác
18. Công khai, minh bạch
19. Lãi suất tiền vay được điều chỉnh kịp thời và có sức
cạnh tranh
Đánh giá chung về chất lượng tín dụng của chi nhánh
20. Đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng 21. Thực hiện theo chính sách pháp luật 22. Quy trình tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng 23. Trình độ đội ngũ tín dụng đảm bảo 24 Thông tin tín dụng cập nhật nhanh chóng
1.