Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Kạn
3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
3.2.5.1. Nhân tố từ phía khách hàng
* Trình độ và đạo đức lãnh đạo doanh nghiệp
Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiệp hiện nay còn rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Nhiều chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
với BIDV Bắc Kạn
Trình độ Số lượng Cơ cấu (%)
Sau đại học 2 2,67 Đại học 9 12 Cao đẳng 12 16 Trung cấp 16 21,33 THPT 36 48 Tổng số 75 100
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Bảng 3.11 cho thấy tỷ trọng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng có trình độ sau đại học chiếm 2,67%, đại học chiếm 12%, cao đẳng chiếm 16%, trung cấp chiếm 21,33% và tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%. Nguyên nhân có sự chênh lẹch này là do Bắc Kạn là tỉnh có điều kiện kinh tế còn khó khăn, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình phức tạp nên khách hàng có trình độ cao còn thấp. Đối với chủ doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã thường không bắt buộc chủ doanh nghiệp là người có trình độ cao mà chỉ cần có vốn là thành lập được doanh nghiệp, nên làm cho tổng số khách hàng có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất. Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH yêu cầu bắt buộc chủ doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên nên số lượng khách hàng này ít hơn doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Với tỷ lệ trình độ trên cho thấy, thách thức của ngân hàng phải đối diện khi khách hàng không có khả năng trả nợ, việc tuyên truyền, giải thích đối với họ. Điều đó thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp, trong khi hầu hết lao động lại chưa qua đào tạo và thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Một số chủ doanh nghiệp mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, hoặc kinh doanh chụp giật, đầu tư chạy theo phong trào, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹ năng
loại hình công ty TNHH hoạt động theo tính chất công ty gia đình bất chấp các quy định pháp luật, lập sổ sách chứng từ giả, lừa đảo các cơ quan nhà nước, ngân hàng dẫn đến thất thoát nguồn vốn, mất khả năng chi trả gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như đồng nghĩa với phát sinh nợ xấu trong ngân hàng.
* Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực và toàn cầu việc xây dựng một chiến lược kinh doanh với các doanh nghiệp để đưa ra những định hướng, những mục tiêu cụ thể và cách thức tổ chức phù hợp và hiệu quả là một trong những yêu cầu đặt ra có tính sống còn đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp. Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến thương mại còn giản đơn, sơ lược và không có hiệu quả thiết thực. Các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm mà chưa chú ý nhiều đến các khâu tạo nên giá trị gia tăng, như nghiên cứu và phát triển (R&D), xúc tiến và tiếp thị (P&M)… Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo…
Bảng 3.12. Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Kạn
Tiêu chí Số lượng
trả lời
Tỷ lệ trả lời (%)
Có xây dựng kế hoạch hàng năm 22 41,51
Không xây dựng kế hoạch hàng năm 53 58,49
Tổng số 75 100
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Kết quả điều tra đánh giá, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa có kế hoạch xây dựng kế hoạch bài bản chiếm tỷ lệ cao, 58,49%, ngay từ khâu lập kế hoạch nghiên cứu thị trường, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói, tem mác bao bì cho sản phẩm đến khâu tiêu thụ và những dự kiến phân bổ nguồn lực về
vốn, nhân lực cho nên quá trình sử dụng vốn của ngân hàng còn thiếu chắc chắn về khả năng sinh lời. Doanh nghiệp mới chỉ dừng ở mức dự kiến khối lượng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, nguyên nhân là do trình độ hạn chế, quy mô doanh nghiệp là siêu nhỏ nên chưa coi trọng công tác này. Chính vì vậy làm cho tỷ lệ nợ xấu còn khá cao, khả năng thanh khoản giảm, và tăng rủi ro đối với ngân hàng.
* Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực DNNVV chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra khoảng 60% GDP, tạo ra hơn 90% việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các DNNVV đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả, sức cạnh tranh, như quy mô vốn nhỏ, khả năng tiếp cận vốn yếu, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý còn yếu kém. Do quy mô nhỏ, các DNNVV Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cạnh tranh cả ở trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối.
Bảng 3.13. Năng lực tài chính của khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Kạn
Tiêu chí Số lượng trả lời Tỷ lệ (%) Tự chủ tài chính, sử dụng một phần vốn vay 14 18,67 Tự chủ tài chính 50%, 50% sử dụng vốn vay 21 28,00 Chủ yếu là vốn vay 40 53,33 Tổng số 75 100
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay có rất ít các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh và ổn định, đa số đều có vốn tự có quá nhỏ so với nhu cầu thực tế để sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không đáng kể. Vì vậy đa số đều phải dựa vào nguồn vốn đi vay ngân hàng tuy nhiên để vay vốn được tại các
ngân hàng, tỷ lệ này chiếm 53,33%, các doanh nghiệp đều phải có tài sản để thế chấp mà tài sản cố định tập trung lớn nhất là đất đai, nhà xưởng nhưng chủ yếu dưới hình thức thuê do đó theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì chỉ được thế chấp cầm cố giá trị tài sản trên đất. Các tài sản trên đất của Doanh nghiệp nếu không là các máy móc nhà xưởng đã cũ thì cũng hình thành từ vốn vay ngân hàng đối với các tài sản mới đầu tư do vậy tài sản bảo đảm và vốn tự có tham gia vào phương án/dự án kinh doanh rất hạn chế. Đây luôn là một bài toán hóc búa đối với cả Ngân hàng và khách hàng.
Tiêu chí doanh nghiệp tự chủ tài chính, sử dụng một phần vốn vay chỉ chiếm 18,67%, vừa là doanh nghiệp nhà nước vừa là doanh nghiệp tư nhân, bởi theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân được thành lập dựa trên số vốn chủ doanh nghiệp có. Thông thường ở các địa phương, số lượng doanh nghiệp tư nhân thường không nhiều
* Tư cách, đạo đức của người vay
Tư cách đạo đức xét trên phương diện ý muốn hoàn trả khoản nợ vay. Trong nhiều trường hợp người vay có ý muốn chiếm đoạt vốn, không hoàn trả nợ vay mặc dù có khả năng trả nợ, điều này đã gây ra những rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.
Bảng 3.14. Thống kê khách hàng chậm trả nợ tại BIDV Bắc Kạn
Tiêu chí Số lượng trả lời Tỷ lệ 1. Khách hàng hoàn trả thực hiện đúng cam kết vay vốn 11 14,67 2. Khách hàng nợ quá hạn 64 85,33 Quá hạn 3 tháng 28 37,33 Quá hạn 6 tháng 17 22,67 Quá hạn 1-3 năm 10 13,33 Quá hạn > 3 năm 9 12,00 Tổng số 75 100 (Nguồn: Phòng tín dụng-BIDV Bắc Kạn)
Bảng số liệu 3.13 phản ánh số lượng khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng đúng cam kết chỉ chiếm 14,67%. Số còn lại 85,33% là khách hàng nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng quá hạn 3 tháng là 37,33%, tỷ lệ khách hàng quá
hạn 6 tháng là 22,67%, tỷ lệ khách hàng quá hạn từ 1-3 năm là 13,33% và tỷ lệ khách hàng quá hạn trên 3 năm là 12%. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thời gian vay vốn thường từ ít nhất 1 năm trở lên, tốc độ và khả năng quay vòng vốn kinh doanh khó có thể đúng hạn với ngân hàng vì sản phẩm còn tồn kho, sản phẩm đang tiêu thụ chưa thể gối vốn và luân chuyển vốn theo nhịp độ kinh doanh ngoài thị trường ngay được. Kết quả khảo sát đáng lưu ý tỷ lệ doanh nghiệp trả chậm một phần từ kết quả kinh doanh nhưng một phần từ ý muốn của chủ doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn, tranh thủ điều khoản mở của hợp đồng cam kết vay vốn với ngân hàng về điều kiện trả nợ nên lợi dụng điều này, do vậy mà chất lượng tín dụng còn thấp thể hiện ở vòng quay tín dụng và tỷ lệ thu hồi nợ của BIDV Bắc Kạn còn thấp.
3.2.5.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng * Chính sách tín dụng ngân hàng
Các chính sách tín dụng ngân hàng ngày càng sát với thực tế, hướng về phía khách hàng đi đúng theo các chủ trương, đường lối và tuân thủ theo đúng quy định của chính phủ, của ngân hàng nhà nước, luôn luôn xác định tín dụng là mũi nhọn là nguồn thu chính trong hoạt động ngân hàng, vì vậy các chính sách về tín dụng của BIDV Bắc Kạn hiện nay đang rất mở để thu hút khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt ưu điểm thì chính sách tín dụng của BIDV hiện nay còn có những vấn đề:
- Đang chú trọng nhiều đến công tác tín dụng nói chung và chưa chú trọng đến công tác Marketing sản phẩm. Chính vì vậy các doanh nghiệp phần lớn mới chỉ biết đến BIDV Bắc Kạn ở mảng cho vay đầu tư, phát triển xây lắp và đó cũng một phần do công tác marketing của BIDV Bắc Kạn. Nếu thực hiện tốt công tác Marketing thì ngoài lĩnh vực trên hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Bắc Kạn sẽ có thêm nhiều khách hàng tốt, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV.
Việc chưa thực hiện các biện pháp Marketing tốt, đồng thời có sự cạnh tranh và xuất hiện của nhiều Ngân hàng trên địa bàn là những nguyên nhân trực tiếp của việc quy mô tín dụng còn chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.
- Chưa thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng:
Do địa bàn và điều kiện về kinh tế xã hội còn thấp, mắc dù BIDV Bắc Kạn đã có quy trình nghiệp vụ để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng tổ chức, hoạt động đầu tư các dự án bất động sản, cho vay hx trợ chi phí du học… nhưng đến nay BIDV Bắc Kạn vẫn chưa triển khai được nghiệp vụ này do chưa có đối tượng khách hàng phù hợp. Nếu việc thực hiện thêm các nghiệp vụ tín dụng trên sẽ giúp cho BIDV Bắc Kạn có thể mở rộng được quy mô của tín dụng cũng như về khả năng sinh lời.
Bảng 3.15. Đánh giá của khách hàng về chính sách tín dụng Tiêu chí đánh giá Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điể m TB (X) tTB
Theo quy định của
ngành, pháp luật 0 0 17 20 38 4.28 1
Linh hoạt cho từng đối
tượng khách hàng 0 8 11 19 37 4.13 2
Phương pháp cho vay
phù hợp 3 7 10 21 34 4.01 3
Căn cứ trên nhu cầu
của khách hàng 2 10 14 23 26 3.81 4
Tổng X= 4,01
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Qua bảng số liệu 3.14 khảo sát khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với ngân hàng cho kết quả đánh giá chung về chính sách tín dụng X
= 4,01, xếp loại khá. Các tiêu chí thành phần cho kết quả cụ thể là, tiêu chí
thực hiện đúng quy định của ngành về lãi suất, thời gian vay, số vốn vay đối với từng loại khách hàng và theo quy định của pháp luật về Luật tín dụng. Tiêu chí xếp thứ hai là “Linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng” đạt 4,13 điểm, xếp loại Khá, mỗi khách hàng khác nhau sẽ linh hoạt cho vay khác nhau căn cứ vào năng lực kinh doanh, phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng từ trước,…
Tiêu chí thứ ba là “Phương pháp cho vay phù hợp” đạt 4,01 điểm, xếp loại Khá. Phương pháp cho vay phù hợp thể hiện ngành nghề kinh doanh sẽ có gói tín dụng riêng, loại hình DNNVV sẽ có gói tín dụng riêng, cán bộ QLKH phải tư vấn để giúp khách hàng có phương án vay vốn phù hợp nhất. Cuối cùng là tiêu chí “Căn cứ trên nhu cầu của khách hàng” đạt 3,81 điểm xếp loại Khá, tiêu chí này phản ánh ngân hàng có thực hiện cho vay căn cứ trên nhu cầu thực của khách hàng ơ mức độ nào, thông thường trước khi vay vốn, cán bộ QLKH phải thẩm định nhu cầu thực tế để xác minh số tiền vay, thời gian, gói vay phù hợp. Nhìn chung, kết quả đánh giá của khách hàng về chính sách tín dụng của BIDV Bắc Kạn là tốt, đây là tín hiệu đáng mừng của ngân hàng khi thực hiện đúng quy định.
* Qui trình tín dụng
Hiện nay BIDV ban hành rất nhiều các quy trình tín dụng, một số quy định cụ thể như: Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể số: 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/07/2009 của BIDV Việt Nam về việc “Quy định cấp tín dụng bán lẻ”; Quy định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp: 3999/QĐ-QTTD1 ngày 14/06/2009 của BIDV Việt Nam về việc “Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp”; Quyết định số 6900/QĐ-PTSP ngày 14/12/2009 của BIDV Việt Nam về quy định thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán đối với khách hàng là Doanh nghiệp; Quyết định số 2833/QĐ-QTTD ngày 13/03/2009 của BIDV Việt Nam về việc ban hành quy chế bảo lãnh; Quy định số: 966/QĐ-
QTTD ngày 22/06/2005 của BIDV Việt Nam về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú;… và nhiều quy trình như cho vay lương, cho vay nhà ở, tiêu dùng, mua ôtô,... cộng với rất nhiều văn bản sửa đổi theo thời gian. Tuy nhiên, mỗi Chi nhánh lại có đặc thù riêng, nên phải dựa vào quy trình tín dụng chung mà xây dựng riêng một quy trình để phù hợp với địa bàn hoạt động dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động tín dụng.
Bảng 3.16. Đánh giá của khách hàng về quy trình tín dụng
Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB
Các hình thức cho vay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng 0 0 12 21 42 4.4 1
Thời gian giao dịch thuận tiện 0 3 9 25 38 4.31 2 Ứng dụng CNTT trong quá
trình xử lý thủ tục 0 6 15 17 37 4.13 3 Thủ tục đơn giản, công khai 6 7 11 21 30 3.83 4 Bộ máy thực hiện tín dụng gọn
nhẹ 7 9 11 24 24 3.65 5 Linh hoạt, nhanh đáp ứng nhu
cầu vay vốn nhanh của KH 5 8 16 28 18 3.61 6
Tổng X= 3,99
(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)
Quy trình tín dụng là căn cứ quan trọng giúp khách hàng lựa chọn ngân hàng. Qua kết quả khảo sát, đánh giá của khách hàng về quy trình tín dụng đạt