Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 111 - 113)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.1. Đối với chính phủ

- Cần có chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước về kinh tế đủ mạnh, chặt chẽ, đủ sức răn đe các hành vi tiêu cực trong hoạt động tín dụng: Trong thời gian qua, chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước về kinh tế, tuy đã có nhiều sửa đổi nhưng vẫn bộc lộ những yếu kém. Minh chứng cho điều này là hàng loạt các vụ án kinh tế lớn có liên quan đến các Doanh nghiệp và Ngân hàng. Sự lừa đảo chiếm đoạt vốn của Ngân hàng, của Nhà nước của các cá nhân, các doanh nghiệp đã thể hiện lỏng lẻo trong quản lý Nhà nước. Việc ban hành các

hại của những vụ việc đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng mà cả với nền kinh tế.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường trong và ngoài nước

Để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho việc ra các quyết định về sản xuất, đầu tư, đồng thời để định hướng thị trường cho các doanh nghiệp và ngân hàng. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống thông tin thị trường trong và ngoài nước một cách chính xác và đầy đủ. Chẳng hạn có thể lập một chương trình truyền hình riêng về thông tin thị trường cập nhật.

- Hoàn thiện pháp luật về kế toán

+ Với ngân hàng: hoàn thiện pháp luật về kế toán thu nhập, chi phí và lợi nhuận của các định chế tài chính - ngân hàng, cùng chế độ báo cáo tháng, quý, năm về công tác này. Nhà nước cũng cần phải thiết lập cơ chế kiểm soát việc đảo nợ trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng với các định chế tài chính - ngân hàng.

+ Với khách hàng: việc khách hàng tự lập báo cáo tài chính, không qua kiểm toán (độc lập hoặc của nhà nước) có nguy cơ dẫn đến thông tin trên báo cáo không chính xác, có thể do năng lực lập báo cáo của khách hàng, cũng có thể do vấn đề đạo đức khách hàng, với mục tiêu có thể vay vốn, đã điều chỉnh các chỉ số trong báo cáo theo hướng có lợi cho mình. Khi ngân hàng thẩm định, căn cứ vào thông tin không hoặc thiếu chính xác trên bản báo cáo khách hàng nộp có thể dẫn đến nguy cơ RRTD. Do đó nhà nước cần có những biện pháp tăng cường hiệu lực, buộc các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm với các doanh nghiệp.

- Hiện nay thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu làm sạch bảng cân đối tài chính.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. “Đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp”. Do đó cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

- Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh… vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)