Tỷ lê ̣ thu lãi; lãi tồn đọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.5. Tỷ lê ̣ thu lãi; lãi tồn đọng

* Tỷ lệ thu lãi: Được xác định theo công thức:

Tỷ lệ thu lãi =

Số lãi thực thu

x 100% Số lãi phải thu

Trong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồn được giao. Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại.

* Lãi tồn đọng: Được xác định theo công thức:

Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu

Lãi tồn đọng gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợ trong hạn. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng cũng như để đo lường chất lượng tín dụng Chỉ số này thấp sẽ cho thấy chất lượng tín dụng tốt và ngược lại. Lãi tồn đọng là do người vay không thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng/quý) cho ngân hàng.

2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:

- Tỷ lệ dự phòng

Tỷ lệ dự phòng =

Dự phòng mất vốn Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng dự phòng mất vốn của ngân hàng ở mức nào. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,5% dư nợ gốc của toàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 về hân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

- Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn

.Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn = Lợi nhuận tín dụng ngắn hạn Dư nợ tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ở mức nào. Tỷ lệ này phản ánh, một đồng dư nợ tín dụng ngắn hạn sẽ tạo ta bao nhiêu đồng lợi nhuận tín dụng ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và ngược lại.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn =

Dư nợ ngắn hạn

(%) Tổng dư nợ

Thông thường, các tổ chức, cá nhân vay vốn thường chu kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chỉ tiêu này phản ánh đối với kỳ cho vay ngắn hạn, tư nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ chiếm tỷ trọng bao nhiêu %.

- Tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn Tỷ lệ doanh số cho

vay ngắn hạn =

Doanh số cho vay

(%) Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả doanh số cho vay ngắn hạn với tổng doanh số cho vay của chi nhánh là bao nhiêu phần % qua các năm. Tỷ lệ này càng cang càng tốt, phản ánh uy tín của ngân hàng với khách hàng.

- Chỉ tiêu xử lý nợ: Tỷ lệ thanh toán nợ do

bán tài sản của KH =

Số tiền thu nợ do bán tài sản của KH Tổng doanh số thu nợ

Chỉ tiêu này cho biết phương pháp thu nợ của ngân hàng đối với khách hàng khi họ nợ quá hạn gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, cho thấy khách hàng có trách nhiệm với khoản nợ của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC KẠN 3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển BIDV Bắc Kạn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, được thành lập ngày 26/4/1957. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Việt Nam, tên gọi tắt: BIDV.

Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 267/QĐ-TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái để thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.

Đến tháng 11 năm 2012 thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn là một thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đi vào hoạt động từ tháng 3/1997 sau khi tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập với những bộn bề và khó khăn về cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên ít ỏi, môi trường hoạt động khó khăn, điểm xuất phát thấp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghiệp gần như chưa có gì, không có đường biên, đường biển, đường sắt, đường không, không có các trường chuyên nghiệp; nền kinh tế chậm phát triển dân cư thưa thớt (cả tỉnh Bắc Kạn

có 29 vạn dân, khu vực thành phố Bắc Kạn gần 3.5 vạn dân), mặt bằng dân trí còn nhiều hạn chế, bất cập thu nhập bình quân đầu người còn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ còn manh mún, chủ yếu là tự cung, tự cấp trên địa bàn tỉnh… Đến nay, gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn đã không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ. Hoạt động kinh doanh ngày càng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, vị thế vai trò của BIDV trên địa bàn ngày càng được khẳng định, đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn.

Với phương châm hoạt động "Chia sẻ cơ hội hợp tác thành công" cùng phương pháp quản lý hiện đại, không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chính vì vậy thu hút hầu hết các khách hàng là tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn mở tài khoản giao dịch tại Chi nhánh, thị phần hoạt động ngày càng được mở rộng.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Kạn

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.GD Sông Cầu P.GD Minh Khai P.KH CÁ NHÂN P.KH DOANH NGHIỆP P.GD Chợ Đồn P.GD KH CÁ NHÂN GD KH DN P.QUẢN TRỊ TÍN DỤNG KHỐI CHỨC NĂNG KHỐI KINH DOANH

P. QUẢN LÝ RỦI RO

P. QUẢN LÝ NỘI BỘ

P.GD Chợ Mới

* Phòng quan hệ khách hàng:

- Phòng QHKH doanh nghiệp:

+ Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng bao gồm: tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

+ Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng…

- Phòng QHKH cá nhân:

+ Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng cá nhân.

+ Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV, triển khai và chịu trách nhiệm về việc thực hiện bán sản phẩm, nâng cao thị phần, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất

+ Công tác tín dụng với khách hàng là cá nhân…

* Phòng quản lý rủi ro:

+ Quản lý tín dụng: tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Kạn; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của BIDV Bắc Kạn, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng; nghiên cứu, điều tra, giám sát việc thực hiện giới hạn tín dụng; phân loại nợ, trích lập phòng rủi ro, đề xuất các kế hoạch giảm nợ xấu, quản lý nợ xấu…

+ Quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của BIDV Bắc Kạn …

+ Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuất, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại BIDV Bắc Kạn; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại BIDV Bắc Kạn; đầu mối quản lý, tổng hợp thông tin về rủi ro tác nghiệp.

+ Công tác phòng chống rửa tiền: tiếp thu, phổ biến các văn bản, quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV, tham mưu cho Giám đốc BIDV Bắc Kạn về việc hướng dẫn thực hiện trong BIDV Bắc Kạn; hướng dẫn, kiểm tra phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng có liên quan trong công tác phòng chống rửa tiền

+ Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: xây dựng, giám sát, kiểm tra, cải tiến chương trình hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng…

+ Công tác kiểm tra nội bộ: tham mưu, giúp giám đốc BIDV Bắc Kạn xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra và giám sát nội bộ; là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Sở Giao dịch; tham mưu cho giám đốc BIDV Bắc Kạn xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị…

* Phòng quản trị tín dụng:

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của BIDV Bắc Kạn; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại rủi ro của phòng quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1 để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định…

* Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân:

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với khách hàng cá nhân; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp và các nhiệm vụ khác.

* Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với các khách hàng là tổ chức doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp…

- Làm đầu mối thanh toán của BIDV Bắc Kạn và thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

* Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:

Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc BIDV Bắc Kạn về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triển khai thực hiện các dịch vụ ngân quỹ, chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng và của khách hàng

* Phòng quản lý nội bộ: bao gồm:

-Bộ phận kế hoạch tổng hợp:

+ Công tác kế hoạch tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp; tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp giám đốc quản lý đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn.

+ Công tác nguồn vốn: tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng…

+ Công tác dịch vụ: xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của BIDV Bắc Kạn, đề xuất các biện pháp, các chính sách phát triển dịch vụ của BIDV Bắc Kạn; tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích mức độ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ ngân hàng; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng của BIDV Bắc Kạn; xây dựng, triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mới…

- Bộ phận điện toán: thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin

phục vụ cho hoạt động của BIDV Bắc Kạn như đào tạo, hỗ trợ các phòng, các cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích và ứng dụng công nghệ cao; tham mưu, đề xuất với giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin…

- Bộ phận tài chính kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế

toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của BIDV Bắc Kạn; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.

- Bộ phận tổ chức nhân sự: đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc về

triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại BIDV Bắc Kạn.

- Bộ phận hành chính- văn phòng: thực hiện công tác hành chính như:

công tác văn thư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực văn phòng thuộc BIDV Bắc Kạn và công tác quản trị hậu cần như: quản lý, khai thác các tài sản cố định, công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện vận tải, đảm bảo các công tác hậu cần, lễ tân, tiếp khách…

quan hệ với khách hàng, quản trị tín dụng; thực hiện cung cấp các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ…

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn

Qua quá trình hình thành và phát triển, ta có thể khái quát một số đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn như sau:

- Về quy mô: Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của BIDV Bắc Kạn đạt 3.120 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động: 1.372 tỷ đồng; tổng dư nợ: 2.891 tỷ đồng, chiếm 8,81% thị phần tín dụng trên địa bàn. BIDV Bắc Kạn là một trong các chi nhánh ngân hàng có số lượng khách hàng lớn nhất so với các ngân hàng trên địa bàn thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Về mạng lưới: Sau khi thực hiện chia tách Chi nhánh theo Quyết định số 267/QĐ - TCCB ngày 20/12/1996 hiện nay hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn bao gồm 01 Hội sở chi nhánh, 4 Phòng giao dịch, 7 Điểm giao dịch tự động ATM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)