8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Lịch sử ra đời và hoạt động của Ủy ban Basel
Uỷ ban Basel được thành lập năm 1974 bởi Thông đốc ngân hàng trung ương của 10 quốc gia (G10).
Ngày nay thành viên của Ủy ban là Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan giám sát ngân hàng của các quốc gia như Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
Ủy ban này họp định kỳ mỗi năm 4 lần. Hội đồng thư ký của Ủy ban được đề xuất bởi Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) ở Basel. Hội đồng thư ký gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tài chính thành viên.
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban trao đổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân
hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết. Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và Thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.
Tháng 9/1998, Ủy ban Basel phát hành tài liệu “Khuôn khổ cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng”, tài liệu này được sử dụng cho các ngân hàng quốc tế. Nội dung của tài liệu hương dẫn một cách nhất quán với báo cáo COSO về kiểm soát nội bộ - Khuôn khổ hợp nhất mà đã được áp dụng tại các ngân hàng lớn tại Hoa Kỳ.
Báo cáo Basel về “Khuôn khổ cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng” mô tả những yếu tố chủ yếu của mô hình hệ thống KSNB lành mạnh, nêu ra những kinh nghiệm của những quốc gia thành viên và những nguyên tắc đã được trình bày trong tài liệu trước đây của Ủy ban. Mục tiêu của báo cáo là nêu ra nguyên tắc mà cơ quan thanh tra sử dụng để đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng. Một hệ thống KSNB tốt và hiệu quả là một phần quan trọng trong quản trị ngân hàng và là nền tảng cho hoạt động của ngân hàng diễn ra lành mạnh và an toàn. Trên cơ sở đó, báo cáo Basel cũng đã phát triển rất nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết hơn cho mọi loại hình rủi ro trong ngân hàng.
Báo cáo Basel mặc dù đã đưa ra được nhiều quy định có ý nghĩa cho công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại nhưng qua quá trình áp dụng Basel đã bộc lộ một số hạn chế ( Nguồn: Basel Committee on Banking Supervision, 1998. Framework for Internal Control System in Banking Oganisations) nên Ủy ban Basel cho ra đời Hiệp ước mới gọi là Basel II vào năm 2001.
Hiệp ước Basel II bao gồm các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện kỹ thuật quản trị rủi ro và được cấu trúc theo 3 trụ cột:
Trong Hiệp ước Basel II nội dung đã được linh động trong việc xử lý các tình huống khác nhau để xác định nhu cầu tối thiểu cho từng khoản mục tài sản có rủi ro của các NHTM, đồng thời những tiêu chuẩn của Basel II đưa ra nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua xử lý các biến xác suất và kỳ vọng. Basel II cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động của Ngân hàng.
Các phương pháp đo lường rủi ro:
- Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng bao gồm: Phương pháp chuẩn hóa, Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản, Phương pháp đánh giá nội bộ tiên tiến.
- Phương pháp đo lường rủi ro thị trường bao gồm: Phương pháp chuẩn hóa, Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ.
- Phương pháp đo lường rủi ro hoạt động bao gồm: Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản, Phương pháp chuẩn hóa, Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao.
Trụ cột thứ 2: Quy trình kiểm tra kiểm soát của Cơ quan chủ quản
Trong trụ cột 2 đã đưa ra một số nguyên tắc chủ chốt như sau:
- Nguyên tắc 1: Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá mức độ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có chiến lược vốn duy trì.
- Nguyên tắc 2: Các tổ chức giám sát cần rà soát, kiểm tra, đánh giá lại quy trình đánh giá về yêu cầu vốn nội bộ, chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng của họ để thanh tra và khẳng định tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu, các tổ chức giám sát thực hiện hành động giám sát phù hợp nếu các ngân hàng không hài lòng với kết quả của quy trình.
- Nguyên tắc 3: Các tổ chức giám sát cần kỳ vọng các ngân hàng hoạt động trên các tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu và kiến nghị ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy đinh.
- Nguyên tắc 4: Các tổ chức giám sát tìm cách thâm nhập vào những giai đoạn đầu tiên để ngăn cản mức vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Trụ cột thứ 3: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin
Các Ngân hàng cần có chính sách về tính minh bạch được Hội đồng quản trị thông qua, các chính sách này thể hiện rõ cách tiếp cận của NH đối với việc xác định sự minh bạch, thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai thông tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính bao gồm: Chu kỳ công bố, công khai cơ cấu vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, công khai hiện trạng phù hợp vốn. Các ngân hàng phải có chính sách công khai rõ ràng và một quy trình để đánh giá chính xác của báo cáo tài chính và mô tả cụ thể mục tiêu chính sách quản trị rủi ro.
Mục tiêu của báo cáo Basel
So với mục tiêu chính trong báo cáo Basel “Khuôn khổ cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng” là củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất, bình đẳng, giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng thì trong Basel II có phần đổi mới hơn trong việc nâng cao chất lượng và sự ổn định ngân hàng, Basel II đã tạo lập và duy trì mô hình kinh doanh bình đẳng cho các NH hoạt động trên thị trường quốc tế.
Nếu như trong báo cáo Basel trước đây chỉ thể hiện về rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường thì trong báo cáo Basel II còn có thêm nội dung về rủi ro hoạt động với nội dung hoàn toàn mới và có sự thay đổi lớn về rủi ro tín dụng, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường. Basel II nhạy cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai thông tin một cách chi tiết và chính sách rủi ro. Nếu như trước đây Basel chỉ hỗ trợ và đảm bảo thì Basel II chuyên về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo, phát sinh tín dụng hoàn thiện hơn.
Ngoài áp dụng phương pháp chuẩn cho nhiều trường hợp thì Basel II sử dụng nhiều phương pháp đánh giá hơn, cụ thể như: phương pháp chuẩn hóa, phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản, phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến, phương pháp đo lường nội bộ nâng cao.