8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.4.1.5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB
Bộ phận KSNB của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng. Để hạn chế những rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại, đòi hỏi nhân viên KSNB phải có nghiệp vụ và chuyên môn cao, nắm vững quy trình, quy chế và các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Nghiên cứu về đánh giá rủi ro: Lannoye (1999),Walker (1999): Bộ phận KSNB phát hiện kịp thời rủi ro trong hoạt động tín dụng diễn ra hàng ngày tại ngân hàng và phải là một bộ phận độc lập hoạt động dưới sự quản lý của Ban quản trị Ngân hàng. Giả thuyết được đặt ra là:
H5: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa đánh giá rủi ro trong hoạt động tín
dụng thông qua KSNB với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo
hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB-Khu vực TP.HCM
3.4.1.6. Thiết lập mục tiêu
Theo Ramos và Kaplan cho rằng để đạt được các mục tiêu đề ra thì việc tập hợp những chính sách, thủ tục kiểm soát để đảm bảo yêu cầu của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này thúc đẩy các hoạt động cần thiết để giảm thiểu những rủi ro của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các mục tiêu đề ra được thực thi nghiêm túc và mang lại hiệu quả kinh doanh (Ramos, 2004); (Kaplan, 2008).
Mục tiêu mà ngân hàng đưa ra có đinh hướng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng có được đề cập trong mỗi cuộc họp của Ngân hàng hay không? Giả thuyết được đặt ra là:
H6: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thiết lập mục tiêu với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tạiEIB-Khu vực TP.HCM
3.4.1.7. Thông tin và truyền thông
Theo Steihoff (2001), Hevesi (2005); Sultana & Haque, (2011); Gamage và cộng sự (2014) cho rằng thông tin và truyền thông là nhân tố không thể thiếu trong việc đánh giá tác động của hệ thông KSNB đối với hiệu quả của hoạt động ngân hàng.
Thông tin và truyền thông là yếu tố không thể thiếu cho hoạt động ngân hàng. Hệ thống thông tin phải đảm bảo cho nhân viên có thể hiểu và nắm bắt rõ nội quy, chuẩn mực của tổ chức. Thông tin bên trong nội bộ ngân hàng phải được cung cấp, chia sẻ và thu thập một cách liên tục, thường xuyên và phổ biến rộng rãi.
Ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên phổ cập thông tin chiến lược mới cho các nhân viên từng bộ phận và đảm bảo các thông tư, văn bản pháp luật, chính sách tín dụng luôn phổ cập đầy đủ cho nhân viên. Giả thuyết được đặt ra là:
H7: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thông tin và truyền thông với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB-Khu vực TP.HCM