8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.1.3.2. Chính sách nhân sự được sử dụng trong Ngân hàng
Bảng khảo sát về Chính sách nhân sự được sử dụng trong Ngân hàng)
Qua bảng kết quả khảo sát thu được ta thấy đa phần ý kiến cho mục đích nghiên cứu về chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng đều đồng ý với chính sách NH đưa ra. Mối quan hệ giữa nhân viên với nhau và với Ban lãnh đạo Ngân hàng rất tốt ( 28% đồng ý và 28% rất đồng ý). Ngân hàng luôn theo dõi, quan tâm và có sự cảm thông sâu sắc đối với cán bộ công nhân viên của mình.
Điểm mạnh nhất trong công tác nhân sự tại ngân hàng và là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất ( 31%) là yếu tố đào tạo kỹ năng nghiệp vụ mà ngân hàng tổ chức cho nhân viên của mình. Các lớp đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ luôn tổ chức thường xuyên để củng cố và hoàn thiện kiến thức cho nhân viên. Các nhân viên khi nhận vào công tác trong ngân hàng luôn được đào tạo nghiệp vụ rõ ràng đúng chuyên
môn công tác ( 23 % rất đồng ý và 24% đồng ý). Công tác đào tạo nhân sự mới tại ngân hàng luôn được chú trọng và hoàn thiện để bổ sung thêm nguồn nhân lực vững mạnh cho ngân hàng sau này.
Việc tổ chức, phân công trong công tác luôn rõ ràng và có sự phân chia quyền hạn nhất định (30% đồng ý), cho thấy sự phân công hiệu quả tuy nhiên còn tồn đọng những tiêu cực nhỏ cần được khắc phục và hạn chế để hoàn thiện bộ máy nhân sự hoạt động tốt hơn. ( 23% không đồng ý)
Xét về khía cạnh Ban lãnh đạo cho thấy được, Ban lãnh đạo luôn thường xuyên
cập nhật thông tin về thay đổi của luật pháp, điều kiện kinh tế (24% đồng ý và 23% rất đồng ý) cho nhân viên của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng luôn được cập nhật kịp thời thông tin từ phía nhà quản lý của mình. Để từ đó cho thấy rằng Ban lãnh đạo phần nào cũng có quan tâm và khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá và phân tích những tác hại của rủi ro tín dụng diễn ra hàng ngày tại ngân hàng (28% đồng ý và 26% rất đồng ý). Nhưng ở đây Ban lãnh đạo cần quan tâm, khuyến khích hơn để nhân viên phát hiện những tiêu cực trong hoạt động vì qua bảng khảo sát thì mức độ đồng ý vẫn chưa thật sự vững mạnh bên cạnh đó vẫn còn số đông tỷ lệ không trả lời cho vấn đề này ( 18% không trả lời và 23% không đồng ý với quan điểm này).
4.1.3.3. Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ (Xem phụ
lục 5: Bảng khảo sát về Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ)
Về việc nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ qua kết quả thu được thì nhận thấy rằng mục tiêu này của ngân hàng chưa thật sự hoàn thiện, tỷ lệ đồng ý của nhân viên khi được khảo sát chưa cao và còn tồn đọng nhiều hạn chế.
Những câu hỏi khảo sát cho cuộc điều tra cho thấy đa số câu trả lời luôn ở trạng thái né tránh không thật sự đưa ra ý kiến chính xác của bản thân người trả lời. Các câu trả lời chiếm tỷ lệ ngang nhau giữa mức trung lập không xác định và đồng ý với quan điểm nêu ra. Tuy nhiên, việc đồng ý cũng có nhưng chiếm tỷ lệ lớn hơn ở tất cả các yếu tố mà tác giả đưa ra để khảo sát.
Những rủi ro trong công tác tín dụng có sự phân phối đều rải rác từ việc không đồng ý ( 26%) đến việc rất đồng ý (22%), nhưng phần lớn nhân viên ngân hàng luôn nhận thức được rủi ro trong công tác tín dụng của ngân hàng ( 36%), những ý kiến trung lập thu được ở mức trung bình của câu trả lời ( 15%).
Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm, phổ biến những rủi ro tín dụng cho nhân viên biết để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Khảo sát cho thấy việc không đồng ý ( 21%) và không ý kiến ( 20%) cho việc Ban lãnh đạo có phổ biến và đề cập rủi ro trong hoạt động tín dụng, tuy nhiên việc đồng ý (34%) và rất đồng ý ( 25%) chiếm tỷ lệ rất tốt thông qua cuộc khảo sát.
Điểm mạnh nhất trong mục tiêu nghiên cứu về nhận dạng rủi ro tiềm tàng thông qua các yếu tố đánh giá đưa ra trong bảng khảo sát, ta thấy được công tác hoạt động hàng ngày của nhân viên luôn được giám sát và kiểm tra liên tục từ Ban lãnh đạo ( 37%). Điều này cho thấy khả năng lãnh đạo và giám sát của Ban lãnh đạo ngân hàng rất tốt và hiệu quả. Để từ đó, Ban lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên của mình kịp thời báo cáo lên những rủi ro được phát hiện trong công việc hàng ngày (38% đồng ý với điều này).
Khi có phát hiện rủi ro trong hoạt động và những rủi ro đó có kịp thời báo cáo lên Ban lãnh đạo ngân hàng hay không thì đa phần các câu trả lời đưa ra ý kiến chính xác để thấy rõ thực trạng của ngân hàng ( 32% đồng ý và 23% rất đồng ý ), bên cạnh còn một số ý kiến không đồng ý điều này (28%) cần khắc phục và hoàn thiện để đưa hệ thống KSNB hoạt động một cách trung thực, chính xác và phát triển một cách khoa học.
4.1.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học (Xem phụ lục 6:
Bảng khảo sát về Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học)
Hệ thống tin học ngân hàng sử dụng phải bảo mật tuyệt đối để đảm bảo thông tin khách hàng và cung cấp thông tin chính xác cho các báo cáo của ngân hàng. Hệ thống phần mềm của ngân hàng hoạt động chính xác, hiệu quả để kịp thời kết xuất dữ liệu theo yêu cầu công tác. Thông tin ngân hàng luôn bảo mật và người dùng luôn được đăng ký thông tin rõ ràng trước khi sử dụng. Định kỳ luôn có sự kiểm tra và thay đổi kịp thời.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hiệu quả và hoàn thiện trong công tác kiểm soát rủi ro trong môi trường tin học thì việc xử ký lỗi thao tác trong quá trình hoạt động chưa thật sự tốt. Bên cạnh việc các câu trả lời đều đồng ý với điều này ( 29%) thì rải rác tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý vẫn thể hiện được mặt hạn chế của công tác rủi ro trong môi trường tin học ( 8% rất không đồng ý và 23% không đồng ý). Ngân hàng cần củng cố và nghiên cứu để phát triển hoàn thiện hơn nữa để góp phần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học được tốt hơn.
4.1.3.5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB (Xem phụ
lục 7: Bảng khảo sát về Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB)
Bộ phận KSNB của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng. Để hạn chế những rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại, đòi hỏi nhân viên KSNB phải có nghiệp vụ và chuyên môn cao, nắm vững quy trình, quy chế và các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Bộ phận KSNB hoạt động rất tốt và tách biệt hoàn toàn các bộ phận khác trong
nội bộ ngân hàng ( 20% câu trả lời rất đồng ý và 37% đồng ý với yếu tố này). Việc phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên KSNB luôn tạo điều kiện cho các nhân viên theo dõi và giám sát lẫn nhau ( chiếm tỷ lệ đồng ý 23% và rất đồng ý 23%) để từ đó có thể phát hiện kịp thời những rủi ro mà hoạt động tín dụng xảy ra hàng ngày.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng và công tác KSNB của nhân viên luôn có sự hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau thông qua tiêu chí hồ sơ chứng từ liên quan thông qua KSNB một cách chính xác, rõ ràng và kịp thời (29% rất đồng ý và 19% đồng ý với tiêu chí này). Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn được theo dõi kịp thời và chính xác (34% đồng ý và 33% rất đồng ý). Sự xác thực và hợp lệ của bộ hồ sơ tín dụng luôn được kiểm tra xác thực trước khi đưa cho lãnh đạo cấp cao xét duyệt ( 35% đồng ý cho tiêu chí này).
Hiệu quả hoạt động của bộ phận KSNB được đánh giá cao khi kiểm tra được mục đích và những vấn đề liên quan đến việc quản lý hồ sơ trước và sau khi việc cấp tín dụng hoàn thành. Những yếu tố về mặt hồ sơ pháp lý luôn được bộ phận
KSNB theo dõi và báo cáo kịp thời đúng tiến độ, nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
4.1.3.6. Thiết lập mục tiêu (Xem phụ lục 8: Bảng khảo sát về Thiết lập mục tiêu) Ngân hàng luôn thiết lập các mục tiêu ngắn hạn để hoàn thành mục tiêu trong Ngân hàng luôn thiết lập các mục tiêu ngắn hạn để hoàn thành mục tiêu trong dài hạn, thực hiện từng bước các chiến lược đề ra bên cạnh đó là phải xem xét mức độ rủi ro của từng mục tiêu.
Ban lãnh đạo có thể phổ biến mục tiêu hoạt động tín dụng và các chiến lược đề ra nhằm nâng cao tăng trưởng tín dụng ( tỷ lệ đồng ý 34% và rất đồng ý 23%) nhưng mục tiêu tăng trưởng ở các phòng ban chưa thật sự hiệu quả chỉ ở mức trung bình. Các mục tiêu có thể phổ biến rộng rãi ở phòng ban này nhưng lại chưa phổ biến với các phòng ban khác trong nội bộ tại chi nhánh.
Những chính sách, định hướng để phát triển hệ thống KSNB được chú trọng và định hướng giảm thiểu rủi ro trong công tác tín dụng luôn được Ban lãnh đạo đưa ra và định hướng rõ ràng cụ thể để việc thực hiện mục tiêu được tốt hơn vì vẫn còn 21% tỷ lệ không đồng ý và 23% không có ý kiến với tiêu chí định hướng giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng.
4.1.3.7. Thông tin và truyền thông (Xem phụ lục 9: Bảng khảo sát về Thông tin và
truyền thông)
Thông tin và truyền thông là yếu tố không thể thiếu cho hoạt động ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên tổ chức phổ cập thông tin, chiến lược mới nhằm nâng cao công tác tín dụng (31% tỷ lệ đồng ý); các thông tư văn bản pháp luật, chính sách tín dụng luôn kịp thời phổ biến đến các phòng ban trong ngân hàng (30% tỷ lệ đồng ý và 20% tỷ lệ rất đồng ý).
Tuy nhiên, những rủi ro trong công tác tín dụng chưa được phổ biến và truyền đạt một cách rộng rãi cho từng nhân viên và từng bộ phận trong ngân hàng. Vẫn còn số đông không có câu trả lời xác đáng cho tiêu chí này ( 27%). Để từ đó cho thấy bên cạnh việc đồng ý ( 34%) cho rằng bộ phận tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của ngân hàng hoạt động hiệu quả, thì hoạt động này vẫn còn nhiều thiếu sót ( 19% tỷ lệ không đồng ý và 23% không trả lời) và theo đó nhân viên sẽ không nắm bắt kịp thời
những rủi ro trong công việc hàng ngày của mình, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (19% tỷ lệ không đồng ý).
Bên cạnh đó, xét về khía cạnh quan tâm, tìm hiểu về tâm tư nguyện vọng của nhân viên ngân hàng qua kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đồng ý (33%) và rất đồng ý với tiêu chí đưa ra (19%). Ban lãnh đạo ngân hàng ngoài việc chú trong chỉ tiêu kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, ngăn ngừa và phát hiện rủi ro thì việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm nguyện vọng của nhân viên tương đối hiệu quả.
4.1.3.8. Giám sát và điều chỉnh sai sót (Xem phụ lục 10: Bảng khảo sát về Giám
sát và điều chỉnh sai sót)
Theo bảng kết quả thu được cho thấy việc giám sát và điều chỉnh sai sót của ngân hàng hoạt động tương đối ổn thỏa, đa phần việc câu trả lời đều đồng ý với những tiêu chí đưa ra. Hoạt động giám sát và điều chỉnh luôn được cân nhắc giữa mục đích đạt được và rủi ro gặp phải: 49% tỷ lệ câu trả lời đồng ý và 30% tỷ lệ trả lời rất đồng ý cho thấy hệ thống KSNB luôn tạo điều kiện để nhân viên KSNB và nhân viên các bộ phận hoạt động trong ngân hàng có thể giám sát lẫn nhau. Ngân hàng cần duy trì và phát huy thế mạnh này của mình để góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động hiệu quả của hệ thống KSNB và sự giám sát lẫn nhau giữa các nhân viên trong nội bộ ngân hàng đã kịp thời bổ sung, cung cấp số liệu cho bộ phận KSNB để họ thực hiện báo cáo đúng tiến độ theo nhu cầu của ngân hàng. Sự hiệu quả thông qua số liệu đạt được là 50% đồng ý và 39% rất đồng ý với tiêu chí trên. Những sai sót khi gặp phải trong hoạt động tín dụng luôn được phát hiện kịp thời và báo cáo lên lãnh đạo cấp trên (25% tỷ lệ đồng ý và 25% tỷ lệ rất đồng ý) cho thấy thực trạng hệ thống KSNB đang hoạt động có hiệu quả và cần được xây dựng vững mạnh hơn nữa ( 18% tỷ lệ rất đồng ý và 29% đồng ý cho tiêu chí này).
Các mặt hạn chế còn tồn đọng luôn là rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung ngân hàng đã thực hiện tốt tiêu chí này với tỷ lệ đồng ý 23%, bên cạnh việc đưa ra ý kiến trung lập 31% và không đồng ý ( 30%). Ngân hàng cần phát huy hơn nữa khía cạnh này.
Việc thực hiện đúng tiến độ những kiến nghị mà bộ phận KSNB đưa ra luôn được các chi nhánh, phòng ban thực hiện đầy đủ và kịp thời. Những sai sót, kiến nghị mà bộ phận KSNB đưa ra đều hợp lý và xác đáng.