Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 97 - 99)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.2.9. Các giải pháp khác

+ Nâng cao chất lượng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng trong việc cấp tín dụng và quản lý tín dụng

Chính sách tín dụng: Khi xây dựng nâng cao chiến lược, Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM cần tập trung vào việc: đối tượng khách hàng, phân loại khách hàng thông qua các sản phẩm tín dụng, các loại hình tín dụng, các sản phẩm tín dụng, các loại tiền vay, khả năng thu hồi nợ…Các chính sách tín dụng đưa ra phải phù hợp với nên kinh tế hiện nay, phù hợp với đặc điểm vùng miền và quan trọng là phải dựa trên quy định về hệ thống pháp luật Việt Nam.

Chính sách khách hàng: Ngân hàng cần xác định, đánh giá, phân tích rõ từng đối tượng khách hàng trước khi cấp tín dụng. Xây dựng mối quan hệ cần thiết, có độ tin cậy cao để Ngân hàng luôn duy trì với lực lượng khách hàng uy tín, tiềm

năng. Tùy từng loại khách hàng mà Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM xây dựng một chính sách riêng hợp lý và luôn hoàn thiện mình để thu hút và lựa chọn khách hàng có uy tín làm đối tác lâu dài.

Tăng cường cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên

* Thông tin của khách hàng phải đảm bảo chính xác, trung thực từ giai đoạn tiếp cận khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng chuyên trách, Cán bộ thẩm định và Ban lãnh đạo Ngân hàng từng Chi nhánh phải nắm rõ chính xác thông tin khách hàng.

* Khi cấp tín dụng Ngân hàng phải xem xét mục đích sử dụng vốn vay có đúng khi xét duyệt hay không, cần ngăn chặn việc cho vay sai mục đích sử dụng vốn. * Sau khi cấp tín dụng, trong quá trình khách hàng trả nợ vay, Ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên trách để theo dõi tình hình sử dụng vốn vay.

+ Ngân hàng EIB cần đảm bảo quá trình cho vay phải minh bạch và an toàn theo đúng quy trình, quy chế đặt ra và phải đúng pháp luật, cơ chế mag Chính phủ, NHNN đã đề ra

- Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở các giai đoạn cấp tín dụng cho khách hàng. Cần kiểm tra chính xác quá trình thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra quá trình giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc đảm bảo vốn vay và khả năng thu hồi nợ.

- Việc thẩm định cho vay tại nội bộ các chi nhánh tại Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM chưa thật sự mạnh mẽ, lực lượng nhân viên thẩm định còn quá ít so với mặt bằng chung ở các NHTM khác.

- Công tác giám sát cho vay cần chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn vì qua khảo sát công tác giám sát cho vay thiếu khách quan.

- Khi phát hiện sai sót trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cũng như cán bộ KSNB phải ngừng việc cho vay ngay lập tức, lập biên bản và báo cáo ngay với Ban lãnh đạo Ngân hàng để kịp thời xử lý, đối phó rủi ro.

+ Thực hiện bảo đảm tín dụng

Trong những trường hợp cần thiết như gặp những khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng chưa cao, đòi hỏi ngân hàng phải

sử dụng các biện pháp tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro, tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn.

* Bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ tư cách pháp nhân (nếu là một tổ chức), có đủ năng lực pháp lý và năng lực hàng vi (nếu là cá nhân), phải có đủ khả năng kinh tế để trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả được nợ.

* Cầm cố: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn bằng việc người vay đưa tài sản của mình đến ngân hàng đảm bảo cho khoản vay mà họ có thể nhận được món vay tối đa bằng 80% giá trị tài sản cầm cố. Đến hết thời hạn trả nợ mà người vay không chịu trả hoặc không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ bán đấu giá vật cầm cố để thu hồi nợ.

* Thế chấp tài sản: khi sử dụng hình thức thế chấp phải sử lý chặt chẽ các vấn đề sau:

- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có giá trị trao đổi trên thị trường.

- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có gía trị trao đổi trên thị trường.

Nếu là động sản mà ngân hàng khó quản lý được trong thời gian người vay sử dụng vốn vay thì ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm động sản đó và trao giấy tờ gốc cho ngân hàng. Những động sản thuộc quyền sở hữu của người vay nhưng pháp luật không có quy định phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì nên áp dụng cho vay cầm cố và được quản lý tại kho của ngân hàng.

* Cho vay tín chấp: Chỉ áp dụng đối với khách hàng đã trở nên tin cậy với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)