8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiểm soát nội bộ
+ Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về kiểm toán nội bộ và thực hiện các nhiệm vụ liên quan hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
+ Quy định nghiêm khắc về việc áp dụng các chuẩn mực kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và áp dụng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng.
5.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Tạo môi trường kiểm soát đi đôi với việc chú trọng đạo đức nghề nghiêp
+ Môi trường hoạt động của hệ thống KSNB là yếu tố nền tảng và đáng lo ngại nhất trong hoạt động của hệ thống NHTM, Ban điều hành ngân hàng cần thực sự coi trọng và vai trò của hệ thống KSNB để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra rủi ro trong mọi hoạt động của ngân hàng không riêng gì về hoạt động tín dụng.
+ Tạo dựng một nền tảng và chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh trong ngân hàng.
Tăng cường giám sát và nâng cao mô hình kiểm toán nội bộ
+ Các NHTM cần chú trọng xây dựng, tăng cường, nâng cao hoạt động, giám sát thường xuyên, liên tục kết hợp với những giám sát định kỳ được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ nhằm đưa ra các đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống KSNB. + Hệ thống kiểm toán phải hoạt động trung thực, khách quan và được quản lý bởi cơ quan có thẩm quyền. Kiểm toán viên nội bộ phải là người có trình độ, có chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. NHTM luôn tổ chức các lớp đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành cho kiểm toán viên để theo kịp các quy định , quy chế , văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật.
+ Mọi phát hiện và kiến nghị của hệ thống kiểm toán cần được Ban điều hành và lãnh đạo cấp cao đôn đốc, theo dõi sát sao để kịp thời xử lý các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng tránh những hậu quả đáng tiếc và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây.
NHNN cần quan tâm đến hoạt động tái cơ cấu và trình độ quản lý ngân hàng
Trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cần quan tâm đến cơ cấu lại và nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống KSNB theo khía cạnh sau:
+ Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hoạt động hệ thống KSNB.
+ Quán triệt công tác xử lý hành vi vi phạm pháp luật và quy chế hoạt động NHTM. Theo dõi sát sao hoạt động tín dụng, mở thêm các chi nhánh, triển khai sản phẩm mới phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro theo đó hệ thống KSNB cần phát triển tương xứng.
+ NHNN cần đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp chuẩn mực về KSNB, Kiểm toán nội bộ tại ngân hàng.
Xem xét đánh giá thường xuyên, liên tục hệ thống hoạt động hệ thống KSNB và cách ứng phó rủi ro
- Để hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả và vững mạnh, các NHNN cũng như NHTM thiết lập mục tiêu kiểm soát, không vì lợi nhuận mang lại mà không chú trọng đến việc đánh giá các rủi ro hoạt động, cần phải rà soát mọi hoạt động để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các loại rủi ro phát sinh.
- NHTM luôn phải tiếp cận và điều chỉnh cơ chế hoạt động theo văn bản hiện hành mà NHNN đã đưa ra nhằm đánh giá rủi ro trong môi trường kinh tế luôn thay đổi từng ngày ở Việt Nam để theo kịp sự phát triển các nước trên thế giới.
5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
Thực trạng khảo sát cho thấy hệ thống KSNB tại EIBbên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn đọng nhiều khuyết điểm. Hệ thống KSNB của EIBcần bổ sung một số kiến nghị để ngân hàng ngày càng phát triển và đạt được mục tiêu của ngân hàng:
- Ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống KSNB, kế thừa và phát huy những điểm mạnh mà thời gian qua ngân hàng đạt được để từng bước xây dựng một hệ thống KSNB vững mạnh.
- Hệ thống KSNB luôn được quan tâm theo dõi sát sao để củng cố hệ thống và kịp thời ngăn chặn những rủi ro trong công tác tín dụng.
- Cán bộ KSNB phải đảm bảo số lượng đầy đủ và phải được đào tạo, huấn luyện một cách chuyên nghiệp.
- EIB phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tu bổ kiến thức cho cán bộ chuyên môn.
- Thực hiện thường xuyên việc luân chuyển cán bộ hệ thống KSNB.Việc luân chuyển phải công khai, minh bạch và có sự phân định rõ ràng thống nhất trong hệ thống theo đúng quy định đề ra.
- Hệ thống công nghệ thông tin luôn được cập nhật kịp thời, dữ liệu truy xuất phải được công khai trong hệ thống nội bộ ngân hàng. Đảm bảo dữ liệu luôn luôn chính xác và trung thực nhằm đưa ra số liệu xác đáng trong bộ máy quản trị của ngân hàng.
5.4. Hạn chế của đề tài
- Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc “ Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” để tác giả hoàn thành việc nghiên cứu và phục vụ cho công tác quản trị của ngân hàng. Thông qua đó, tác giả cũng đã nêu ra được những mặt hạn chế còn tồn đọng sau khi phân tích để có thể tìm hướng giải quyết tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả cho việc nghiên cứu sau này
- Bên cạnh kết quả nghiên cứu thu được đề tài còn một số hạn chế như sau:
* Đối tượng được khảo sát chỉ tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nên việc nghiên cứu chưa có thể nêu ra tổng quát tình hình chung của EIB toàn hệ thống.
* Người tiến hành nghiên cứu đã chuẩn bị từ trước nhưng trong quá trình điều tra, phỏng vấn còn gặp nhiều khó khăn như: mất nhiều thời gian để tiếp xúc đúng đối tượng cần phỏng vấn, thông tin người được phỏng vấn chưa thể cung cấp đầy đủ, ... * Kích thước mẫu chưa đủ lớn so với tổng thể nghiên cứu, nên việc nghiên cứu còn hạn chế chưa được bao quát hết mặt bằng hoạt động chung của ngân hàng mà tác giả đang nghiên cứu và độ tin cậy chưa cao.
* Các thang đo đưa ra trong đề tài nghiên cứu là dựa trên ý kiến chủ quan của chính tác giả, nên chưa được chuẩn hóa và tính ứng dụng vào mô hình chưa phổ biến trong các nghiên cứu trước.
KẾT LUẬN CHUNG
Luận văn nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực TP.HCM đã đánh giá thông qua kết quả nghiên cứu bằng phương pháp định tính và định lượng dựa trên nền tảng các cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa những rủi ro mà hoạt động tín dụng gây ra.
Công tác quản trị của ngân hàng thông qua hoạt động của KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng được thiết lập cụ thể và rõ ràng. Bộ máy hoạt động của ngân hàng nhìn chung đang diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Hoạt động tín dụng luôn là mục tiêu hàng đầu và cần được quan tâm hơn nữa để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh và sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày nay. Bên cạnh đó thì công tác phân công, quản lý và hoạt động của bộ phận KSNB luôn được xây dựng và phát triển để góp phần ngăn ngừa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng góp phần tạo niềm tin để thu hút khách hàng cũng như là các đối tác trong tương lai.
Luận văn đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực TP.HCM và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, qua đó đề xuất các giải pháp thích hợp để góp phần tăng cường hiệu quả của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam là một yêu cầu hết sức cấp bách cho hoạt động của các NHTM ngày nay.
Tuy nhiên, luận văn còn gặp nhiều hạn chế trong việc nghiên cứu về mặt thời gian và không gian. Luận văn chỉ khảo sát những đối tượng trong Khu vực TP.HCM trong khoảng thời gian ngắn. Những bất cập và khó khăn trong việc khảo sát còn rất nhiều khi thông tin đưa ra còn nhiều thiếu sót khi thu hoạch kết quả. Những hạn chế đó sẽ góp phần thúc đẩy thêm cho bản thân tác giả cho việc nghiên cứu sau này
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Chu Thị Hương Giang (2009). Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đặng Trần Vân Anh (2013). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nôi bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Lê Thị Hậu ( 2013). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Bản Việt theo hướng kiểm soát rủi ro. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
4. Lê Thị Thanh Mỹ (2010). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP Đông Á - Chi nhánh Bình Định. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Hoàng Trọng , Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24
6. Hồ Tuấn Vũ (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn tiến sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Ngân hàng Nhà Nước (2013). Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 364
9. Nguyễn Ngọc Diệu Hiền ( 2009). Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn - Chi nhánh Gia Định. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
10.Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
11.Trần Dũng Khôi Nguyên ( 2013). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12.Trần Huy Hoàng (2012). Khủng hoảng kinh tế, quản trị ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 73, tháng 4/2012, trang 4-9
13.Trần Thái Trúc Lam ( 2010). Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
14.TS Đào Minh Phúc và Th.S Lê Văn Hinh. Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 24 tháng 12/2012
15.Tưởng Thị Thu Huyền (2013). Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam nhằm đối phó rủi ro hoạt động.Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
16.Allen N. Berger. (2004). Potential Competitive Effects of Basel II on Banks in SME Credit Markets in United States, , Board of Governors of the Federal Reserve System, Washington, DC 20551 U.S.A. Wharton Financial Institutions Center, Philadelphia, PA 19104 U.S.A.
17.Basel Committe on Banking Supervision (2011) Consultative Document: Operational Risk. Supporting Document to the New Basel Accord, www.bis.org
18.BIS 2006. The Banking System In Emerging Economies: How Much Progress Has Been Made? (BIS, Paper No 28).
19.Calomiris, C. W. & Kahn, C. M. (1991). The Role of demandable debt in structuring optimal bank arrangements, American economic Review, 81(3): 497 -513
20.Coso (2004). Enterprise Risk management- Integrated Framework- Framwork, Includinh Execute Summary.
21.D’Aquila, J. M., (1998). Is the control environment related to financial reportingdecisions?Hagan School of Business, NewYork. NY
22.Demsetz, Rebecca S. (1997) Agency problems and risk taking at banks,
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York năm 1997.
23.Diamond, D. W., (1984). Financial Intermediation and delegated monitoring. Review of economic Studies,LTD:393-414
24.Di Napoli, T. P. , (2007). Standards for Internal Control In New York State Government
25.Hennie Van Greuning and Sona Brajovic Bratnovic (2003). Analyzing and Managing Bank Risk: A Frama work for Assessing Corporate Govemance and Financial Risk second Edition, WB, Wasington D.C, 2003.
26.Hevesi G., (2005). Internal Control Standards in New York States Government. Available at
<www.osc.ny.us/audit/control/standards.htm2009june6>.
27.James O'Brien (2005) Estimating Bank Trading Risk: A Factor Model Approach.
28.Johnathan Mun (2008). The Banker's Handbook on Credit Risk: Implementing Basel II.
29.Lannoye .M.A, (1999). Evaluation of internal Controls.
<www.michighan.gov/documents/gf_master1_26775_7.pdf>. [Retrieved in,set, 2009
30.Muhota K. , (2005). Check list for an internal Audit. Giving Hope to World of Need. USA
31.Rae, Kirsty and Subramaniam, Nava, (2008). Quality of Internal Control Procedures: Antecedents and Moderating Effect on Organizational Justice and Employee Fraud. Managerial Auditing Journal, 23(2):104-124
32.Ramos, M. , (2004). Evaluate the Control Environment: Documentation Is Only a Start; Now it’s All about Asking Questions. Journal of
Accounting,vol. 197, 2004
33.Spinger. L.M , (2004). Revisions to OMB Circular A-123,Management’s Responsibility for Internal Control. Available at
<http://www.whitehouse.gov/omb/index.html>.
34.Sultana R and Haque M. E., (2011). Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University Review, Vol. 5 No. 1
35.Trueck Stefan and Rachev Svetlozar T (2008). Rating Basel Modeling of
Creadit Risk - Theory and Application of Migratio Matrices, San Diego, United States, 2008.
36.Walker D.M., (1999). Standards for Internal Control in Federal Government. Available at
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào các Anh , Chị !
Tôi tên Nguyễn Mộng Long Châu, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Nâng
cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam– Khu vực TP.HCM”
Để thực hiện đề tài này, rất mong anh (chị) đang làm việc tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Khu vực TP.HCM dành thời gian cho ý kiến của mình về những câu hỏi dưới đây, Ý kiến khách quan của anh (chị) sẽ góp phần quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu .Tôi cam đoan tất cả các thông tin khảo sát này sẽ được bảo mật hoàn toàn .
Tôi xin chân thành cám ơn .
[1] THÔNG TIN CHUNG
Xin anh (chị) vui lòng đánh dấu "X" vào ô thích hợp cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1.Anh (chị ) đang công tác tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam– Khu vực TP.HCM:
-Phòng Khách hàng Doanh nghiệp