8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu đã công bố
trong và ngoài nước Lý thuyết nền tảng
Mô hình nghiên cứu dự kiến của tác giả
Mô hình nghiên cứu chính thức của tác giả
Xây dựng bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu
Xác định biến phụ thuộc và các biến độc lập của mô hình
Thống kê mô tả biến phụ
thuộc và các biến độc lập Phân tích hồi quy biến phụ thuôc và các biến độc lập của mô hình
Đánh giá thực trạng qua các số liệu từ kết quả thống kê mô tả
Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bàn luận kết quả NC
Đề tài được nghiên cứu bằng cách sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp các thông tin về KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và tìm hiểu, đánh giá thực trạng hiệu quả của hệ thống KSNB của đơn vị để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3.2.2. Nghiên cứu định lượng
Dùng phương pháp thống kê miêu tả đánh giá bảng câu hỏi khảo sát .Sử dụng thang đo Likert thang điểm từ 1 đến 5 ( Yếu kém: 1, Chưa tốt: 2, Không ý kiến: 3, Tốt: 4, Rất tốt: 5) để đánh giá phân tích số liệu sơ cấp; đồng thời kết hợp với kết quả đánh giá thực trạng và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định mô hình nghiên cứu để tác giả kết luận vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1. Mẫu nghiên cứu 3.3.1. Mẫu nghiên cứu
Với đề tài “ Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã lập bảng gồm 53 câu hỏi khảo sát và gửi đến 115 cán bộ công nhân viên trong ngân hàng thuộc bộ phận KSNB và bộ phận tín dụng trong ngân hàng EIB Khu vực TP.HCM.
(Xem Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát và Phụ lục 2: Danh sách các cá nhân được khảo sát trong quá trình nghiên cứu )
Kích thước mẫu dự tính n = 115. Kích thước mẫu được lấy dựa trên công thức sau:
N= 50 + 8B ; trong đó B là 8 nhân tố tác giả sẽ đưa vào mô hình
Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ như sau: Yếu kém: 1, Chưa tốt: 2, Không ý kiến: 3, Tốt: 4, Rất tốt: 5.
3.3.2. Các thang đo thành phần
STT Biến Diễn giải nội dung Từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Môi trường quản lý
D "Aquyla, (1998) & Ramos (2004), Rae & Subramaniam (2006)
1 MTQL1 Ban lãnh đạo Ngân hàng có hành động một cách thận trọng khi phân tích đánh giá các rủi ro trong hoạt động tín dụng?
2 MTQL2 Ban lãnh đạo Ngân hàng có sẵn sàng chấp nhận rủi ro?
3 MTQL3 Ban lãnh đạo Ngân hàng có cân nhắc giữa lợi ích đạt được và rủi ro gặp phải trong công tác tín dụng. 4 MTQL4 Khi có một sản phẩm mới đưa ra
Ban lãnh đạo có phổ biến cho Anh/Chị biết sản phẩm đó có tiềm ẩn rủi ro ra sao?
5 MTQL5 Cơ cấu hệ thống Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng có đảm bảo việc kiểm soát hoạt động tín dụng trong ngân hàng hay không?
6 MTQL6 Ban lãnh đạo có xây dựng những chuẩn mực về giá trị đạo đức và cách cư xử đúng đắn để ngăn chặn hành vi thiếu đạo đức và phạm pháp của nhân viên ngân hàng?
Chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng
Rae & Subramaniam (2006)
7 CSNS1 Ban lãnh đạo có quan tâm và khuyến khích nhân viên tích cực phát hiện, đánh giá và phân tích những tác hại của rủi ro tín dụng? 8 CSNS2 Lãnh đạo có thường xuyên cập nhật
thông tin về thay đổi của luật pháp, điều kiện kinh tế?
9 CSNS3 Khi Anh/Chị được nhận vào công tác trong ngân hàng, Anh/Chị có được đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng hay không?
10 CSNS4 Có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng trong bộ phận mà Anh/Chị đang công tác?
11 CSNS5 Ngân hàng có thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ
hay không?
12 CSNS6 Mối quan hệ giữa Ban lãnh đạo và nhân viên có hoà đồng và thông cảm với nhau hay không?
Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ
Lannoye và Dinapoli (1999)
13 RRTT1 Anh/Chị có biết được rủi ro trong công tác tín dụng mà Anh/Chị đang công tác ?
14 RRTT2 Ban lãnh đạo có phổ biến hay đề cập đến những rủi ro trong hoạt động tín dụng cho Anh/Chị biết ?
15 RRTT3 Công việc hàng ngày của Anh/Chị có được giám sát và kiểm tra từ Ban lãnh đạo?
16 RRTT4 Ban lãnh đạo có khuyến khích nhân viên phát hiện và báo cáo lên cấp trên những rủi ro được phát hiện trong họat động tín dụng?
17 RRTT5 Trong công việc hàng ngày nếu phát hiện rủi ro Anh/ Chị có tự giác báo cáo kịp thời lên cấp trên ?
18 RRTT6 Những rủi ro khi đựợc phát hiện có được Ban lãnh đạo xử lý nhanh chóng và kịp thời?
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học
James O'Brien, Jeremy Berkowitz (2005); Morton Glantz, Johnathan Mun, (2008).
19 MTTH1 Hệ thống phần mềm Korebank hiện tại trong ngân hàng có thể hiện rõ thông tin một các chính xác thao tác mà Anh/Chị đang thực hiện?
20 MTTH2 Hệ thống phần mềm Korebank có kết xuất số liêu kịp thời một cách chính xác ?
21 MTTH3 Việc đăng ký thông tin người dùng có rõ ràng theo đúng quy định ngân hàng?
22 MTTH4 Khi phát hiện lỗi trong quá trình thao tác thì hệ thống Korebank có quy trình hướng dẫn chỉnh sửa và khắc phục sai sót?
23 MTTH5 Hệ thống thông tin trên korebank có đảm bảo thông tin của khách hàng một cách bảo mật?
24 MTTH6 Định kỳ hệ thống có yêu cầu thay đổi mật khẩu ?
25 MTTH7 Khi hệ thống Korebank có thay đổi công nghệ mới hệ thống có văn bản thông báo cho nhân viên ?
Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB
Lannoye (1999),Walker (1999)
26 RRTD1 Bộ phận KSNB có tách biệt hoàn toàn với các bộ phận khác trong ngân hàng?
27 RRTD2 Việc phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên KSNB có tạo điều kiện cho sự giám sát lẫn nhau trong công việc?
28 RRTD3 Bộ phận KSNB có phát hiện kịp thời rủi ro trong hoạt động tín dụng diễn ra hàng ngày tại ngân hàng hay không?
29 RRTD4 Hồ sơ chứng từ liên quan đến tín dụng có được thông qua KSNB kịp thời, rõ ràng, chính xác?
30 RRTD5 Định kỳ hàng tháng, hàng quý KSNB có thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động của nội bộ ngân hàng lên lãnh đạo cấp cao?
31 RRTD6 KSNB có theo dõi được tình hình tín dụng của ngân hàng trên hệ thống Korebank/
32 RRTD7 KSNB có thể kiểm tra tính xác thực và hợp lệ của hồ sơ tín dụng trước khi đưa lên lãnh đạo cấp cao xét duyệt?
33 RRTD8 KSNB có kiểm tra được mục đích cấp tín dụng và quản lý hồ sơ sau cho vay ?
34 RRTD9 Tài sản thế chấp liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng KSNB có theo dõi, đánh giá, quản lý tốt ?
35 RRTD10 Những rủi ro trong thao tác trên Korebank mà kế toán tín dụng thực hiệc, KSNB có theo dõi thường
xuyên?
Thiết lập mục tiêu
(Ramos, 2004); (Kaplan, 2008).
36 TLMT1 Ban lãnh đạo phổ biến mục tiêu hoạt động tín dụng và các chiến lược đề ra nhằm nâng cao tăng trưởng tín dụng?
37 TLMT2 Những mục tiêu tăng trưởng của các phòng ban trong ngân hàng có được phổ biến rộng rãi?
38 TLMT3 Hệ thống KSNB có được cải thiện hơn trong tương lai thông qua các chính sách , định hướng cụ thể? 39 TLMT4 Đinh hướng giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động tín dụng có được đề cập trong mỗi cuộc họp của Ngân hàng?
Thông tin và truyền thông
Steihoff (2001), Hevesi (2005); Sultana & Haque, (2011); Gamage và cộng sự (2014)
40 TTTT1 Ban lãnh đạo có thường xuyên tổ chức phổ cập thông tin chiến lược mới cho nhân viên các bộ phận trong ngân hàng?
41 TTTT2 Các thông tư, văn bản pháp luật, chính sách tín dụng có kịp thời bổ sung phổ cập rộng rãi cho từng nhân viên, từng bộ phận?
42 TTTT3 Những rủi ro trong hoạt động tín dụng có được phổ biến, truyền đạt một cách sâu sắc cặn kẽ để hạn chế và ngăn ngừa xay ra rủi ro?
43 TTTT4 Bộ phận tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của ngân hàng có hoạt động công khai trong toàn hệ thống? 44 TTTT5 Anh/ Chị có nắm bắt kịp thời những
thông tin về rủi ro liên quan đến công việc hiện tại của mình?
45 TTTT6 Thông qua các kênh thông tin hiện hữu, Ban lãnh đạo ngân hàng có nắm bắt được và chia sẻ với Anh/ Chị về tâm tư nguyện vọng của
mình?
Giám sát và điều chỉnh sai sót
Springer (2004), Muhota (2005), Diamond (1984), Calomiris & Khan (1991)
46 GSDC1 Hệ thống KSNB có tạo điều kiện để nhân viên KSNB và nhân viên các bộ phận trong ngân hàng giám sát lẫn nhau?
47 GSDC2 Định kỳ các phòng ban trong Ngân hàng có bổ sung, cung cấp số liệu cho KSNB để họ thực hiện báo cáo lên cấp trên?
48 GSDC3 Những sai sót trong hoạt động tín dụng có điều chỉnh tức thời và báo cáo ngay lên lãnh đạo cấp trên? 49 GSDC4 Bộ phận KSNB hoạt động có hiệu
quả?
50 GSDC5 Các mặt hạn chế tồn đọng của Bô phận KSNB có được báo cáo kịp thời lên cấp trên?
51 GSDC6 Các kiến nghị của bộ phận KSNB đưa ra các phòng ban trong ngân hàng có thực hiện đúng tiến độ và điều chỉnh ?
52 GSDC7 Hoạt động của nhân viên bộ phận KSNB có được theo dõi thường xuyên, chặt chẽ bởi ban lãnh đạo cấp trên?
53 GSDC8 Những sai sót mà bộ phận KSNB đưa ra cho hoạt động tín dụng có thỏa đáng, cần thiết hay không?
Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại
EIB –KV TP.HCM Demsetz, Rebecca S.,(1997).
54 NCHQ1 Nhận xét về hoạt động của hệ thống KSNB tại EIB có hiệu quả hay không?
55 NCHQ2 Đánh giá như thế nào về trình độ chuyên môn và kỹ năng xử lý
nghiệp vụ của nhân viên KSNB tại CN/PGD đang công tác ?
56 NCHQ3 Việc quản lý và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh/PGD đang công tác có tốt hay chưa?
3.4. Giả thuyết nghiên cứu - Mô hình hồi quy 3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu
3.4.1.1. Môi trường quản lý về quản trị rủi ro trong ngân hàng
Theo nghiên cứu về môi trường kiểm soát của D "Aquyla, (1998) & Ramos (2004), Rae & Subramaniam (2006) thì môi trường quản lý là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KSNB trong NHTM ngày nay.
Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH. Năng lực quản trị điều hành phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt, trước những diễn biến của thị trường.
Ban quản lý Ngân hàng đóng vai trò then chốt để dẫn dắt, điều hành công việc trong ngân hàng. Ban lãnh đạo trong Ngân hàng luôn phải xem xét, phán đoán mức độ rủi ro trong quản trị để điều phối cũng như là phổ biến thông tin chính xác đến toàn thể cán bộ công nhân viên. Giả thuyết được đặt ra là:
H1: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa môi trường quản lý về quản trị rủi ro trong ngân hàng với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB -Khu vực TP.HCM
3.4.1.2. Chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng
Vấn đề về nhân sự luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Tác giả Rae & Subramaniam (2006) đã khẳng định con người là nhân tố cốt lõi trong hoạt động tổ chức kinh doanh của nền kinh tế
Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp,
giỏi về chuyên môn, sẽ giúp cho NH tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các NH giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Giả thuyết được đặt ra là:
H2: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NH EIB -Khu vực TP.HCM
3.4.1.3. Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ
Nghiên cứu của các tác giả Lannoye và Dinapoli (1999) cho biết việc nhận dạng các rủi ro tiềm tàng, phân tích và quản lý các rủi ro có thể đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức như: mục tiêu sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính và các hoạt động khác, từ đó có thể quản trị được rủi ro.
Rủi ro tiềm tàng là những sai sót vượt quá giới hạn cho phép, tồn tại ngay trong chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường quản lí của ngân hàng. RRTT tồn tại độc lập với các thông tin tài chính, bất kể ngân hàng có tiến hành kiểm toán hay không.
Việc nhận dạng và hạn chế RRTT trong hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nan giải đối với hầu hết các NHTM ngày nay. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải có một môi trường quản trị vững mạnh để dẫn dắt trong hoạt động kinh doanh và một hệ thống KSNB nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Giả thuyết được đặt ra là:
H3: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB-Khu vực TP.HCM
3.4.1.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một NH theo nghiên cứu của các tác giả James O'Brien, Jeremy Berkowitz (2005); Morton Glantz, Johnathan Mun, (2008). Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống như
ngày nay, thì ngành NH khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình, nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống.
Kiểm soát rủi ro trong môi trường tin học rất cần thiết để ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Hệ thống tin học ngân hàng sử dụng phải bảo mật tuyệt đối để đảm bảo thông tin khách hàng và cung cấp thông tin chính xác cho các báo cáo của ngân hàng. Giả thuyết được đặt ra là:
H4: Tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa kiểm soát rủi ro trong môi trường tin học với việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB-Khu vực TP.HCM
3.4.1.5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB
Bộ phận KSNB của Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong công tác tín dụng của ngân hàng. Để hạn chế những rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại, đòi hỏi nhân viên KSNB phải có nghiệp vụ và chuyên môn cao, nắm vững quy trình,