Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 62)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.5. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu dự kiến của luận văn “Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” đã xây dựng trên thang đo gồm 8 biến độc lập :

(1) Môi trường quản lý về quản trị rủi ro trong ngân hàng - MTQL

(2) Chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng - CSNS

(4) Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học- MTTH

(5) Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB- RRTD

(6) Thiết lập mục tiêu- TLMT

(7) Thông tin và truyền thông- TTTT

(8) Giám sát và điều chỉnh sai sót- GSDC

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu dự kiến

Kết luận chương 3

Ở chương 3 tác giả đưa ra quy trình nghiên cứu thông qua 2 phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam – Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại EIB-KV TP.HCM Chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng – H2 Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động

kiểm soát nội bộ -H3 Giám sát và điều chỉnh sai sót- H8 Thông tin và truyền thông- H7 Môi trường quản lý về quản trị rủi ro trong ngân hàng –H1 Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng thông qua KSNB- H5

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong môi trường tin học- H4 Thiết lập mục tiêu –H6

Nguồn dữ liệu nghiên cứu thu được thông qua cuộc khảo sát từ 115 phiếu trả lời được tác giả đánh giá bằng thang đo Likert (mức độ từ 1 đến 5). Tác giả cũng đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để từ đó tạo nền tảng xây dựng nên các biến quan sát cho mô hình hồi quy dự kiến của mình.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam–Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

EIB là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank). EIB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VNĐ tương đương 12,5 triệu USD và có tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam – Khu vực TP.HCM bao gồm 16 chi nhánh và 69 phòng giao dịch trực thuộc. Các chi nhánh được quản lý bởi cơ quan lãnh đạo cấp cao là Giám đốc khu vực và các Phó giám đốc khu vực.

Các sản phẩm của Eximbank

- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng.

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, bảo hành, ứng trước...)

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

Bộ máy tổ chức ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ máy lãnh đạo của Eximbank có mối quan hệ trực thuộc, chỉ huy trực tiếp. Đứng đầu là Giám đốc khu vực và các phó giám đốc khu vực. Giám đốc khu vực thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ toàn diện với mọi mặt của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện.

GIÁM ĐỐC KHU VỰC TP.HCM

VĂN PHÒNG KHU

VỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ BỘ PHẬN SỞ GIAO DỊCH- CHI NHÁNH

KHỐI KHDN KHU VỰC TP.HCM KHỐI KHCN KHU VỰC TP.HCM BỘ PHẬN NGÂN QUỸ - HÀNH CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức của NH TMCP XNK VN- Khu vực TP.HCM

4.1.2 Giới thiệu tổng quát về hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Nam - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

4.1.2.1. Lịch sử hình thành hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam

Căn cứ quyết định 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Ban hành quy chế Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng; Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Kiểm toán nội bộ với tổ chức tín dụng , Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam đã thành lập “Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ” thuộc Khối Giám sát hoạt động theo quyết định số 464/2008/EIB/QĐ-HĐQT vào ngày 31/12/2008

Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt dộng kiểm tra, kiểm soát nội bộ chịu sự chỉ đạo và điều hành của Tổng Giám đốc.

Ngày 31/12/2008, theo quyết định số 465/2008/EIB/QĐ-HĐQT Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam đã ban hành “ Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ”. Quy định đã tập hợp các cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của EIB được thiết lập trên cơ sở phù hợp với pháp luật hiện hành và được tổ chứa nhằm đảm bảo, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro nhằm đạt được các mục tiêu mà EIB đề ra.

4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống KSNB tại NH TMCP XNK Việt Nam – Khu vực TP.HCM Khu vực TP.HCM

Cơ cấu tổ chức tại khu vực

Bộ phận KSNB khu vực gồm: Trưởng bộ phận , các Chuyên viên và Nhân viên

Quyền hạn và trách nhiệm

+ Chỉ đạo thực hiện công tác KSNB tại các chi nhánh trong khu vực theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định có liên quan.

+ Đề xuất Giám đốc khu vực về luân chuyển cán bộ KSNB giữa các Tổ KSNB của các chi nhánh trong khu vực.

+ Báo cáo lãnh đạo phòng QLRRHĐ, Giám đốc khu vực về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động theo đúng nhiệm vụ và chức năng quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo, Giám đốc khu vực, phòng QLRRHĐ.

Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh

Bộ phận KSNB chi nhánh gồm: Tổ trưởng , Chuyên viên và Nhân viên

Quyền hạn và trách nhiệm

+ Chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động hàng ngày tại chi nhánh theo đúng quy định.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy chế, quy định nghiệp vụ, quy định nội bộ của Eximbank

+ Rà soát những sai sót trong hoạt động hàng ngày của chi nhánh, nếu phát hiện sai sót lập biên bản và báo cáo kịp thời lên lãnh đạo cấp cao.

+ Tổng hợp dữ liệu trên hệ thống Korebank, đánh giá sơ bộ tình hình phát sinh nghiệp vụ tại chi nhánh ở tất cả các phòng ban.

+ Kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo và các chứng từ liên quan đến hoạt động diễn ra hàng ngày.

+ Báo cáo công việc kiểm tra hàng ngày lên Trưởng bộ phận KSNB khu vực.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo, Giám đốc khu vực, phòng QLRRHĐ, Trưởng bộ phận KSNB.

4.1.2.3. Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam hàng TMCP XNK Việt Nam

- Mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của EIB đều phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Mỗi khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh mới, rà soát, nhận dạng các rủi ro liên quan để xây dựng, sửa chữa, bổ sung các cơ chế, quy trình, quy định kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Mọi hoạt động kiểm tra, KSNB tại EIB là một phần không thể tách rời hoạt động hàng ngày tại EIB. Cơ chế KSNB được thiết kế, tổ chức trong mọi quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị, bộ phận của EIB.

- Quy trình và cơ chế thẩm định, kiểm tra, kiểm soát và duyệt cho phép thực hiện các giao dịch; đảm bảo một quy trình phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, không có cá nhân nào có thể một mình tiến hành thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ.

- Cơ chế phân cấp, ủy quyền được thiết lập, thực hiện một cách hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau.

- Đảm bảo chấp hành các chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong EIB. - Đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên EIB đều phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, KSNB.

- Ban lãnh đạo và các cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB; mọi khiếm khuyết của hệ thống này phải được báo cáp kịp thời với quản lý cấp cao.

- Tất cả nhân viên mọi cấp bậc của EIB phải thường xuyên kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định nội bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình trước EIB và pháp luật

4.1.3. Thực trạng về hệ thống KSNB tại NH TMCP XNK Việt Nam – Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng tình hình hệ thống KSNB được phân tích, đánh giá dựa trên 115 phiếu khảo sát thu về

4.1.3.1. Môi trường quản lý (Xem phụ lục 3: Bảng khảo sát về Môi trường quản

lý)

Qua kết quả điều tra thực tế tại các chi nhánh và phòng giao dịch tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam khu vực TP.HCM cho thấy tỷ lệ 28% chiếm số lượng cao nhất đồng ý rằng Ban lãnh đạo Ngân hàng hành động một cách thận trọng khi phân

tích và đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta thấy được ở Ban lãnh đạo phần lớn luôn cân nhắc, suy xét khi đưa ra các đánh giá về tình hình hoạt động tín dụng và những lợi ích thu được khi kinh doanh.

Bên cạnh việc thận trọng trong công tác đánh giá rủi ro, thì việc chấp nhận rủi ro của Ban lãnh đạo đạt được 26.96% đồng ý và 24% rất đồng ý, bên cạnh 24% câu trả lời là chưa thật sự tốt . Qua đó nhận thấy được rằng ý thức chấp nhận rủi ro còn nhiều tồn đọng và hạn chế.

Tuy nhiên Ban lãnh đạo luôn cân nhắc giữa lợi ích đạt được và những rủi ro gặp phải trong kinh doanh thông qua số lượng đồng ý 27% và rất đồng ý 25%. Nhưng khi có một sản phẩm mới đưa ra thì Ban lãnh đạo còn chưa phổ biến, chia sẻ và phân tích cho nhân viên thấy được những rủi ro mà sản phẩm đó đem lại. Bên cạnh việc đồng ý 38% thì còn một số câu trả lời lại không đưa ra ý kiến chiếm 21% và không đồng ý 19%. Hạn chế trong công tác giới thiệu và phổ biến sản phẩm tín dụng cần được cải thiện hơn để môi trường kiểm soát phát triển hoàn thiện.

Về cơ cấu hệ thống KSNB trong hoạt động của ngân hàng (36% trả lời đồng ý) và những chuẩn mực đạo đức mà ngân hàng (32% trả lời đồng ý) đưa ra qua cuộc khảo sát thấy được tình hình nội bộ ngân hàng ở 2 khía cạnh này đang ổn định và từng bước hoàn thiện trong tương lai.

4.1.3.2. Chính sách nhân sự được sử dụng trong Ngân hàng (Xem phụ lục 4:

Bảng khảo sát về Chính sách nhân sự được sử dụng trong Ngân hàng)

Qua bảng kết quả khảo sát thu được ta thấy đa phần ý kiến cho mục đích nghiên cứu về chính sách nhân sự được sử dụng trong ngân hàng đều đồng ý với chính sách NH đưa ra. Mối quan hệ giữa nhân viên với nhau và với Ban lãnh đạo Ngân hàng rất tốt ( 28% đồng ý và 28% rất đồng ý). Ngân hàng luôn theo dõi, quan tâm và có sự cảm thông sâu sắc đối với cán bộ công nhân viên của mình.

Điểm mạnh nhất trong công tác nhân sự tại ngân hàng và là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất ( 31%) là yếu tố đào tạo kỹ năng nghiệp vụ mà ngân hàng tổ chức cho nhân viên của mình. Các lớp đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ luôn tổ chức thường xuyên để củng cố và hoàn thiện kiến thức cho nhân viên. Các nhân viên khi nhận vào công tác trong ngân hàng luôn được đào tạo nghiệp vụ rõ ràng đúng chuyên

môn công tác ( 23 % rất đồng ý và 24% đồng ý). Công tác đào tạo nhân sự mới tại ngân hàng luôn được chú trọng và hoàn thiện để bổ sung thêm nguồn nhân lực vững mạnh cho ngân hàng sau này.

Việc tổ chức, phân công trong công tác luôn rõ ràng và có sự phân chia quyền hạn nhất định (30% đồng ý), cho thấy sự phân công hiệu quả tuy nhiên còn tồn đọng những tiêu cực nhỏ cần được khắc phục và hạn chế để hoàn thiện bộ máy nhân sự hoạt động tốt hơn. ( 23% không đồng ý)

Xét về khía cạnh Ban lãnh đạo cho thấy được, Ban lãnh đạo luôn thường xuyên

cập nhật thông tin về thay đổi của luật pháp, điều kiện kinh tế (24% đồng ý và 23% rất đồng ý) cho nhân viên của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng luôn được cập nhật kịp thời thông tin từ phía nhà quản lý của mình. Để từ đó cho thấy rằng Ban lãnh đạo phần nào cũng có quan tâm và khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá và phân tích những tác hại của rủi ro tín dụng diễn ra hàng ngày tại ngân hàng (28% đồng ý và 26% rất đồng ý). Nhưng ở đây Ban lãnh đạo cần quan tâm, khuyến khích hơn để nhân viên phát hiện những tiêu cực trong hoạt động vì qua bảng khảo sát thì mức độ đồng ý vẫn chưa thật sự vững mạnh bên cạnh đó vẫn còn số đông tỷ lệ không trả lời cho vấn đề này ( 18% không trả lời và 23% không đồng ý với quan điểm này).

4.1.3.3. Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ (Xem phụ

lục 5: Bảng khảo sát về Nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ)

Về việc nhận dạng rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kiểm soát nội bộ qua kết quả thu được thì nhận thấy rằng mục tiêu này của ngân hàng chưa thật sự hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)