8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Môi trường tin học của ngân hàng
hàng
Môi trường kiểm soát qua cuộc khảo sát, điều tra tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM được xem là ổn định và đang trong quá trình phát triển để nâng cao hoạt động trong kinh doanh. Tuy nhiên, còn nhiều mặt còn phải khắc phục như việc ý thức chấp nhận rủi ro và đánh giá, phân tích những rủi ro khi đưa sản phẩm tín dụng mới vào hoạt động.
Những thay đổi trong chính sách đưa ra cần phổ biến rộng rãi trên các trang thông tin nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng nên đưa ra văn bản, giáo trình để hướng dẫn cụ thể rõ ràng để phổ cập cho toàn bộ nhân viên của ngân hàng.
5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Rủi ro tín dụng của ngân hàng
Ngân hàng sẽ thành lập bộ phận giám sát tín dụng độc lập với bộ phận chuyên viên thực hiện nghiệp vụ tín dụng đồng thời hoàn thiện các bộ phận chức năng kiểm tra, KSNB.
Hình thành bộ phận giám sát tín dụng độc lập để phụ trợ hệ thống KSNB để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Hệ thống KSNB, Bộ phận giám sát tín dụng độc lập và Phòng ban thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phải có mối liên hệ chặt chẽ vào việc quản lý quy trình tín dụng tại Ngân hàng.
5.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Môi trường tin học của ngân hàng hàng
Kiểm soát rủi ro trong môi trường tin học tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM được nhận thấy rằng hoạt động này rất phát triển và là điểm then chốt cho hoạt động của ngân hàng. Hệ thống phần mềm của ngân hàng hoạt động chính xác, hiệu quả để kịp thời kết xuất dữ liệu theo yêu cầu công tác. Thông tin ngân hàng phải luôn bảo mật và người dùng luôn được đăng ký thông tin rõ ràng trước khi sử dụng.
Việc xử ký lỗi thao tác trong quá trình hoạt động cần được chấn chỉnh và phát huy cụ thể bằng văn bản và quy trình hướng dẫn để nhân viên thật sự an tâm khi thao tác trên máy tính.
5.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Giám sát điều chỉnh của ngân hàng
Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở các giai đoạn cấp tín dụng cho khách hàng. Cần kiểm tra chính xác quá trình thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra quá trình giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc đảm bảo vốn vay và khả năng thu hồi nợ.
Công tác giám sát cho vay cần chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn vì qua khảo sát công tác giám sát cho vay thiếu khách quan.
Khi phát hiện sai sót trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cũng như cán bộ KSNB phải ngừng việc cho vay ngay lập tức, lập biên bản và báo cáo ngay với Ban lãnh đạo Ngân hàng để kịp thời xử lý, đối phó rủi ro.
5.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Chính sách nhân sự của ngân hàng
Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM phải thường xuyên quan tâm và theo dõi công tác hoạt động của cán bộ KSNB, đưa cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo để nâng cao chuyên môn năng lực của nhân viên ngân hàng.
Đề cao đạo đức nghề nghiệp của bản thân cán bộ, giúp họ phát huy hết tiềm năng và khuyến khích tinh thần, trách nhiệm làm việc của nhân viên.
Ngân hàng cần có thêm những chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với cán bộ ngân hàng. Khuyến khích nhân viên nghiêm túc sửa chữa những sai sót cũng như khuyết điểm của chính bản thân họ, để từ đó góp phần xây dựng hệ thống KSNB an toàn, lành mạnh.
5.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thiết lập mục tiêu của ngân hàng
Ban lãnh đạo cần phổ biến mục tiêu hoạt động tín dụng và các chiến lược đề ra một cách cụ thể rõ ràng cho CB CNV nắm vững.
Những mục tiêu tăng trưởng tín dụng cần phổ biến cho các phòng ban nắm bắt được hết.
Định hướng giảm thiểu rủi ro cần đề cập trong mỗi cuộc họp tại ngân hàng. 5.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Rủi ro tiềm tàng của ngân hàng
Ban lãnh đạo nên nói rõ về những rủi ro hoạt động tín dụng cho nhân viên nắm rõ.
Công việc hàng ngày của bộ phận nhân viên phải được quản lý chặt chẽ và theo dõi xử lý kịp thời.
Khi có rủi ro xảy ra thì cần đề cao tính tự giác phát hiện và báo cáo kịp thời của nhân viên.
5.2.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thông tin truyền thông của ngân hàng ngân hàng
Các chiến lược hoạt động mới đưa ra cần phổ cập cụ thể rõ ràng cho toàn thể nhân viên biết.
Thông tư văn bản nên hướng dẫn cụ thể, chi tiết, dễ hiểu.
Tăng cường bộ phận tư vấn giải đáp thắc mắc về thông tư, văn bản và quy định trong ngân hàng để giải đáp và hướng dẫn kịp thời, chính xác.
5.2.9. Các giải pháp khác
+ Nâng cao chất lượng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng trong việc cấp tín dụng và quản lý tín dụng
Chính sách tín dụng: Khi xây dựng nâng cao chiến lược, Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM cần tập trung vào việc: đối tượng khách hàng, phân loại khách hàng thông qua các sản phẩm tín dụng, các loại hình tín dụng, các sản phẩm tín dụng, các loại tiền vay, khả năng thu hồi nợ…Các chính sách tín dụng đưa ra phải phù hợp với nên kinh tế hiện nay, phù hợp với đặc điểm vùng miền và quan trọng là phải dựa trên quy định về hệ thống pháp luật Việt Nam.
Chính sách khách hàng: Ngân hàng cần xác định, đánh giá, phân tích rõ từng đối tượng khách hàng trước khi cấp tín dụng. Xây dựng mối quan hệ cần thiết, có độ tin cậy cao để Ngân hàng luôn duy trì với lực lượng khách hàng uy tín, tiềm
năng. Tùy từng loại khách hàng mà Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM xây dựng một chính sách riêng hợp lý và luôn hoàn thiện mình để thu hút và lựa chọn khách hàng có uy tín làm đối tác lâu dài.
Tăng cường cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên
* Thông tin của khách hàng phải đảm bảo chính xác, trung thực từ giai đoạn tiếp cận khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng chuyên trách, Cán bộ thẩm định và Ban lãnh đạo Ngân hàng từng Chi nhánh phải nắm rõ chính xác thông tin khách hàng.
* Khi cấp tín dụng Ngân hàng phải xem xét mục đích sử dụng vốn vay có đúng khi xét duyệt hay không, cần ngăn chặn việc cho vay sai mục đích sử dụng vốn. * Sau khi cấp tín dụng, trong quá trình khách hàng trả nợ vay, Ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên trách để theo dõi tình hình sử dụng vốn vay.
+ Ngân hàng EIB cần đảm bảo quá trình cho vay phải minh bạch và an toàn theo đúng quy trình, quy chế đặt ra và phải đúng pháp luật, cơ chế mag Chính phủ, NHNN đã đề ra
- Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở các giai đoạn cấp tín dụng cho khách hàng. Cần kiểm tra chính xác quá trình thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra quá trình giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc đảm bảo vốn vay và khả năng thu hồi nợ.
- Việc thẩm định cho vay tại nội bộ các chi nhánh tại Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM chưa thật sự mạnh mẽ, lực lượng nhân viên thẩm định còn quá ít so với mặt bằng chung ở các NHTM khác.
- Công tác giám sát cho vay cần chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn vì qua khảo sát công tác giám sát cho vay thiếu khách quan.
- Khi phát hiện sai sót trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cũng như cán bộ KSNB phải ngừng việc cho vay ngay lập tức, lập biên bản và báo cáo ngay với Ban lãnh đạo Ngân hàng để kịp thời xử lý, đối phó rủi ro.
+ Thực hiện bảo đảm tín dụng
Trong những trường hợp cần thiết như gặp những khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng chưa cao, đòi hỏi ngân hàng phải
sử dụng các biện pháp tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro, tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn.
* Bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ tư cách pháp nhân (nếu là một tổ chức), có đủ năng lực pháp lý và năng lực hàng vi (nếu là cá nhân), phải có đủ khả năng kinh tế để trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả được nợ.
* Cầm cố: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn bằng việc người vay đưa tài sản của mình đến ngân hàng đảm bảo cho khoản vay mà họ có thể nhận được món vay tối đa bằng 80% giá trị tài sản cầm cố. Đến hết thời hạn trả nợ mà người vay không chịu trả hoặc không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ bán đấu giá vật cầm cố để thu hồi nợ.
* Thế chấp tài sản: khi sử dụng hình thức thế chấp phải sử lý chặt chẽ các vấn đề sau:
- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có giá trị trao đổi trên thị trường.
- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay và phải có gía trị trao đổi trên thị trường.
Nếu là động sản mà ngân hàng khó quản lý được trong thời gian người vay sử dụng vốn vay thì ngân hàng có thể yêu cầu người vay mua bảo hiểm động sản đó và trao giấy tờ gốc cho ngân hàng. Những động sản thuộc quyền sở hữu của người vay nhưng pháp luật không có quy định phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì nên áp dụng cho vay cầm cố và được quản lý tại kho của ngân hàng.
* Cho vay tín chấp: Chỉ áp dụng đối với khách hàng đã trở nên tin cậy với ngân hàng.
5.3. Một số kiến nghị
5.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kiểm soát nội bộ
+ Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về kiểm toán nội bộ và thực hiện các nhiệm vụ liên quan hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
+ Quy định nghiêm khắc về việc áp dụng các chuẩn mực kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và áp dụng các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động ngân hàng.
5.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Tạo môi trường kiểm soát đi đôi với việc chú trọng đạo đức nghề nghiêp
+ Môi trường hoạt động của hệ thống KSNB là yếu tố nền tảng và đáng lo ngại nhất trong hoạt động của hệ thống NHTM, Ban điều hành ngân hàng cần thực sự coi trọng và vai trò của hệ thống KSNB để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra rủi ro trong mọi hoạt động của ngân hàng không riêng gì về hoạt động tín dụng.
+ Tạo dựng một nền tảng và chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh trong ngân hàng.
Tăng cường giám sát và nâng cao mô hình kiểm toán nội bộ
+ Các NHTM cần chú trọng xây dựng, tăng cường, nâng cao hoạt động, giám sát thường xuyên, liên tục kết hợp với những giám sát định kỳ được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ nhằm đưa ra các đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống KSNB. + Hệ thống kiểm toán phải hoạt động trung thực, khách quan và được quản lý bởi cơ quan có thẩm quyền. Kiểm toán viên nội bộ phải là người có trình độ, có chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt. NHTM luôn tổ chức các lớp đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành cho kiểm toán viên để theo kịp các quy định , quy chế , văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật.
+ Mọi phát hiện và kiến nghị của hệ thống kiểm toán cần được Ban điều hành và lãnh đạo cấp cao đôn đốc, theo dõi sát sao để kịp thời xử lý các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng tránh những hậu quả đáng tiếc và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây.
NHNN cần quan tâm đến hoạt động tái cơ cấu và trình độ quản lý ngân hàng
Trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cần quan tâm đến cơ cấu lại và nâng cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống KSNB theo khía cạnh sau:
+ Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hoạt động hệ thống KSNB.
+ Quán triệt công tác xử lý hành vi vi phạm pháp luật và quy chế hoạt động NHTM. Theo dõi sát sao hoạt động tín dụng, mở thêm các chi nhánh, triển khai sản phẩm mới phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro theo đó hệ thống KSNB cần phát triển tương xứng.
+ NHNN cần đưa ra tiêu chuẩn nghề nghiệp chuẩn mực về KSNB, Kiểm toán nội bộ tại ngân hàng.
Xem xét đánh giá thường xuyên, liên tục hệ thống hoạt động hệ thống KSNB và cách ứng phó rủi ro
- Để hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả và vững mạnh, các NHNN cũng như NHTM thiết lập mục tiêu kiểm soát, không vì lợi nhuận mang lại mà không chú trọng đến việc đánh giá các rủi ro hoạt động, cần phải rà soát mọi hoạt động để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các loại rủi ro phát sinh.
- NHTM luôn phải tiếp cận và điều chỉnh cơ chế hoạt động theo văn bản hiện hành mà NHNN đã đưa ra nhằm đánh giá rủi ro trong môi trường kinh tế luôn thay đổi từng ngày ở Việt Nam để theo kịp sự phát triển các nước trên thế giới.
5.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
Thực trạng khảo sát cho thấy hệ thống KSNB tại EIBbên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn đọng nhiều khuyết điểm. Hệ thống KSNB của EIBcần bổ sung một số kiến nghị để ngân hàng ngày càng phát triển và đạt được mục tiêu của ngân hàng:
- Ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống KSNB, kế thừa và phát huy những điểm mạnh mà thời gian qua ngân hàng đạt được để từng bước xây dựng một hệ thống KSNB vững mạnh.
- Hệ thống KSNB luôn được quan tâm theo dõi sát sao để củng cố hệ thống và kịp thời ngăn chặn những rủi ro trong công tác tín dụng.
- Cán bộ KSNB phải đảm bảo số lượng đầy đủ và phải được đào tạo, huấn luyện một cách chuyên nghiệp.
- EIB phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tu bổ kiến thức cho cán bộ chuyên môn.
- Thực hiện thường xuyên việc luân chuyển cán bộ hệ thống KSNB.Việc luân chuyển phải công khai, minh bạch và có sự phân định rõ ràng thống nhất trong hệ thống theo đúng quy định đề ra.
- Hệ thống công nghệ thông tin luôn được cập nhật kịp thời, dữ liệu truy xuất phải được công khai trong hệ thống nội bộ ngân hàng. Đảm bảo dữ liệu luôn luôn chính xác và trung thực nhằm đưa ra số liệu xác đáng trong bộ máy quản trị của ngân hàng.
5.4. Hạn chế của đề tài
- Đề tài nghiên cứu đã đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc “ Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” để tác giả hoàn thành việc nghiên cứu và phục vụ cho công tác quản trị của ngân hàng. Thông qua đó, tác giả cũng đã nêu ra được những mặt hạn chế còn tồn đọng sau khi phân tích để có thể tìm hướng giải quyết tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả cho việc nghiên cứu sau này
- Bên cạnh kết quả nghiên cứu thu được đề tài còn một số hạn chế như sau: