So sánh với các công trình nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 91)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.3.2. So sánh với các công trình nghiên cứu trước

Qua tìm hiểu và trong quá trình nghiên cứu tác giả được tiếp cận được luận văn tiến sỹ kinh tế của tác giả Hồ Tuấn Vũ với đề tài: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2016), tác giả Hồ Tuấn Vũ đã thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã chỉ ra rằng có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, thể chế chính trị, giám sát,

lợi ích nhóm và môi trường kiểm soát. Theo đó tác giả nhận thấy có 2 nhân tố mới ảnh hưởng là thể chế chính trị và lợi ích nhóm là 2 nhân tố mới trong nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với hệ thống KSNB. Đó là nội dung mới được tác giả Hồ Tuấn Vũ đưa ra, điều đó giúp ích rất nhiều cho bản thân tác giả trong qua trình thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.

Từ kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả so với kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ, tác giả thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ theo thứ tự khác nhau. Điều này thể hiện rõ nhất ở nhân tố “Môi trường quản lý”, tác giả Hồ Tuấn Vũ cho rằng nhân tố môi trường quản lý tác động ở mức thấp nhất trong 7 nhân tố tác động trong mô hình của mình, còn theo nghiên cứu của bản thân tác giả thì nhân tố môi trường quản lý tác động mạnh nhất trong mô hình đề ra. Và thứ tự các nhân tố còn lại cũng bị xáo trộn so với mô hình nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ ngoài các nhân tố khác nhau giữa 2 mô hình của 2 tác giả đã đưa ra. Qua đó cho thấy sự khác nhau rõ rệt trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, cách khảo sát số liệu và phân tích định tính cũng như phân tích định lượng là hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau về mức độ tác động của các nhân tố có thể là do việc thực hiện nghiên cứu và khảo sát ở môi trường khác nhau. Nếu như tác giả Hồ Tuấn Vũ nghiên cứu ở phạm vi các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì mô hình nghiên cứu của bản thân tác giả chỉ trong phạm vi NHTM CP XNK Việt Nam- Khu vực TP.HCM mà thôi.

Qua mô hình nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ, bản thân tác giả tự nhận thấy mô hình của chính tác giả chưa có sự phát hiện mới và chưa nghiên cứu được 2 nhân tố mới là Thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Điều đó có thể là sự hạn chế của tác giả trong luận văn nghiên cứu của mình.

Kết luận chương 4

Ở chương 4, tác giả đã giới thiệu tổng quát về NHTM CP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM để qua đó tác giả đã nêu lên được thực trạng về hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Khu vực TP.HCM

Công tác quản trị của ngân hàng thông qua hoạt động của KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng được thiết lập cụ thể và rõ ràng. Bộ máy hoạt động của ngân hàng nhìn chung đang diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Hoạt động tín dụng luôn là mục tiêu hàng đầu và cần được quan tâm hơn nữa để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh và sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày nay. Bên cạnh đó thì công tác phân công, quản lý và hoạt động của bộ phận KSNB luôn được xây dựng và phát triển để góp phần ngăn ngừa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Như vậy, với 8 giả thiết ban đầu tác giả đặt ra để nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt

động tín dụng tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực

TP.HCM”thì sau khi phân tích và chọn lọc thông qua chương trình hỗ trợ SPSS thì 8 giả thiết ban đầu đều được chấp nhận. Tuy nhiên, tác giả đã có sự loại những biến quan sát trong các giả thiết trên do nhận thấy kết quả đưa ra không còn phù hợp với mô hình nghiên cứu. Kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng cho ta thấy mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình theo thứ tự từ mức tác động cao nhất đến thấp nhất qua bảng số liệu như sau:

Bảng 5.1. Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình.

Biến độc lập Mức độ tác động của biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình. (theo thứ tự từ cao

đến thấp của hệ số Beta)

Biến Môi trường quản lý - MTQL 0.401

Biến Thiết lập mục tiêu - TLMT 0.258

Biến Rủi ro tín dụng - RRTD 0.223

Biến Môi trường tin học - MTTH 0.216

Biến Giám sát điều chỉnh - GSDC 0.197

Biến Rủi ro tiềm tàng - RRTT 0.177

Biến Chính sách nhân sự - CSNS 0.172

Biến Thông tin truyền thông - TTTT 0.162

Kết quả nghiên cứu của đề tài hệ thống KSNB theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Khu vực TP.HCM đã đưa ra thực trạng và những rủi ro hiện hữu cũng như tiềm tàng trong hoạt động ngân hàng. Qua đó kết quả cho ra những ý kiến và một số kinh nghiệm nhằm để nâng cao chất lượng hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM

Hệ thống KSNB là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời đối với hoạt động của ngân hàng. Hệ thống kiểm soát có phát triển an toàn, vững mạnh thì hoạt động của ngân hàng mới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, nâng cao chất lượng phục vụ tốt hơn.

Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực TP.HCM đã góp phần xây dựng và củng cố hệ thống KSNB thực tại và từng bước phát triển theo lý luận cơ bản và chuẩn mực mà báo cáo Basel đã đưa ra.

Thực trạng về hệ thống KSNB và rủi ro hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Khu vực TP.HCM đã đánh giá thông qua kết quả nghiên cứu định tính và định lượng nhằm ngăn ngừa những rủi ro mà hoạt động tín dụng gây ra. Bảng khảo sát và đánh giá của đề tài nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB của Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM nhằm ngăn ngừa rủi ro bên cạnh đó còn tồn đọng nhiều mặt còn hạn chế cần được khắc phục.

5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

5.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Môi trường quản lý của ngân hàng hàng

Môi trường kiểm soát qua cuộc khảo sát, điều tra tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM được xem là ổn định và đang trong quá trình phát triển để nâng cao hoạt động trong kinh doanh. Tuy nhiên, còn nhiều mặt còn phải khắc phục như việc ý thức chấp nhận rủi ro và đánh giá, phân tích những rủi ro khi đưa sản phẩm tín dụng mới vào hoạt động.

Những thay đổi trong chính sách đưa ra cần phổ biến rộng rãi trên các trang thông tin nội bộ của ngân hàng. Ngân hàng nên đưa ra văn bản, giáo trình để hướng dẫn cụ thể rõ ràng để phổ cập cho toàn bộ nhân viên của ngân hàng.

5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Rủi ro tín dụng của ngân hàng

Ngân hàng sẽ thành lập bộ phận giám sát tín dụng độc lập với bộ phận chuyên viên thực hiện nghiệp vụ tín dụng đồng thời hoàn thiện các bộ phận chức năng kiểm tra, KSNB.

Hình thành bộ phận giám sát tín dụng độc lập để phụ trợ hệ thống KSNB để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Hệ thống KSNB, Bộ phận giám sát tín dụng độc lập và Phòng ban thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phải có mối liên hệ chặt chẽ vào việc quản lý quy trình tín dụng tại Ngân hàng.

5.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Môi trường tin học của ngân hàng hàng

Kiểm soát rủi ro trong môi trường tin học tại Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam - Khu vực TP.HCM được nhận thấy rằng hoạt động này rất phát triển và là điểm then chốt cho hoạt động của ngân hàng. Hệ thống phần mềm của ngân hàng hoạt động chính xác, hiệu quả để kịp thời kết xuất dữ liệu theo yêu cầu công tác. Thông tin ngân hàng phải luôn bảo mật và người dùng luôn được đăng ký thông tin rõ ràng trước khi sử dụng.

Việc xử ký lỗi thao tác trong quá trình hoạt động cần được chấn chỉnh và phát huy cụ thể bằng văn bản và quy trình hướng dẫn để nhân viên thật sự an tâm khi thao tác trên máy tính.

5.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Giám sát điều chỉnh của ngân hàng

Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở các giai đoạn cấp tín dụng cho khách hàng. Cần kiểm tra chính xác quá trình thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra quá trình giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc đảm bảo vốn vay và khả năng thu hồi nợ.

Công tác giám sát cho vay cần chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn vì qua khảo sát công tác giám sát cho vay thiếu khách quan.

Khi phát hiện sai sót trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cũng như cán bộ KSNB phải ngừng việc cho vay ngay lập tức, lập biên bản và báo cáo ngay với Ban lãnh đạo Ngân hàng để kịp thời xử lý, đối phó rủi ro.

5.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Chính sách nhân sự của ngân hàng

Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM phải thường xuyên quan tâm và theo dõi công tác hoạt động của cán bộ KSNB, đưa cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo để nâng cao chuyên môn năng lực của nhân viên ngân hàng.

Đề cao đạo đức nghề nghiệp của bản thân cán bộ, giúp họ phát huy hết tiềm năng và khuyến khích tinh thần, trách nhiệm làm việc của nhân viên.

Ngân hàng cần có thêm những chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với cán bộ ngân hàng. Khuyến khích nhân viên nghiêm túc sửa chữa những sai sót cũng như khuyết điểm của chính bản thân họ, để từ đó góp phần xây dựng hệ thống KSNB an toàn, lành mạnh.

5.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thiết lập mục tiêu của ngân hàng

Ban lãnh đạo cần phổ biến mục tiêu hoạt động tín dụng và các chiến lược đề ra một cách cụ thể rõ ràng cho CB CNV nắm vững.

Những mục tiêu tăng trưởng tín dụng cần phổ biến cho các phòng ban nắm bắt được hết.

Định hướng giảm thiểu rủi ro cần đề cập trong mỗi cuộc họp tại ngân hàng. 5.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Rủi ro tiềm tàng của ngân hàng

Ban lãnh đạo nên nói rõ về những rủi ro hoạt động tín dụng cho nhân viên nắm rõ.

Công việc hàng ngày của bộ phận nhân viên phải được quản lý chặt chẽ và theo dõi xử lý kịp thời.

Khi có rủi ro xảy ra thì cần đề cao tính tự giác phát hiện và báo cáo kịp thời của nhân viên.

5.2.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thông tin truyền thông của ngân hàng ngân hàng

Các chiến lược hoạt động mới đưa ra cần phổ cập cụ thể rõ ràng cho toàn thể nhân viên biết.

Thông tư văn bản nên hướng dẫn cụ thể, chi tiết, dễ hiểu.

Tăng cường bộ phận tư vấn giải đáp thắc mắc về thông tư, văn bản và quy định trong ngân hàng để giải đáp và hướng dẫn kịp thời, chính xác.

5.2.9. Các giải pháp khác

+ Nâng cao chất lượng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng trong việc cấp tín dụng và quản lý tín dụng

Chính sách tín dụng: Khi xây dựng nâng cao chiến lược, Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM cần tập trung vào việc: đối tượng khách hàng, phân loại khách hàng thông qua các sản phẩm tín dụng, các loại hình tín dụng, các sản phẩm tín dụng, các loại tiền vay, khả năng thu hồi nợ…Các chính sách tín dụng đưa ra phải phù hợp với nên kinh tế hiện nay, phù hợp với đặc điểm vùng miền và quan trọng là phải dựa trên quy định về hệ thống pháp luật Việt Nam.

Chính sách khách hàng: Ngân hàng cần xác định, đánh giá, phân tích rõ từng đối tượng khách hàng trước khi cấp tín dụng. Xây dựng mối quan hệ cần thiết, có độ tin cậy cao để Ngân hàng luôn duy trì với lực lượng khách hàng uy tín, tiềm

năng. Tùy từng loại khách hàng mà Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM xây dựng một chính sách riêng hợp lý và luôn hoàn thiện mình để thu hút và lựa chọn khách hàng có uy tín làm đối tác lâu dài.

Tăng cường cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên

* Thông tin của khách hàng phải đảm bảo chính xác, trung thực từ giai đoạn tiếp cận khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng. Cán bộ tín dụng chuyên trách, Cán bộ thẩm định và Ban lãnh đạo Ngân hàng từng Chi nhánh phải nắm rõ chính xác thông tin khách hàng.

* Khi cấp tín dụng Ngân hàng phải xem xét mục đích sử dụng vốn vay có đúng khi xét duyệt hay không, cần ngăn chặn việc cho vay sai mục đích sử dụng vốn. * Sau khi cấp tín dụng, trong quá trình khách hàng trả nợ vay, Ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên trách để theo dõi tình hình sử dụng vốn vay.

+ Ngân hàng EIB cần đảm bảo quá trình cho vay phải minh bạch và an toàn theo đúng quy trình, quy chế đặt ra và phải đúng pháp luật, cơ chế mag Chính phủ, NHNN đã đề ra

- Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở các giai đoạn cấp tín dụng cho khách hàng. Cần kiểm tra chính xác quá trình thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra quá trình giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc đảm bảo vốn vay và khả năng thu hồi nợ.

- Việc thẩm định cho vay tại nội bộ các chi nhánh tại Ngân hàng EIB - Khu vực TP.HCM chưa thật sự mạnh mẽ, lực lượng nhân viên thẩm định còn quá ít so với mặt bằng chung ở các NHTM khác.

- Công tác giám sát cho vay cần chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn vì qua khảo sát công tác giám sát cho vay thiếu khách quan.

- Khi phát hiện sai sót trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cũng như cán bộ KSNB phải ngừng việc cho vay ngay lập tức, lập biên bản và báo cáo ngay với Ban lãnh đạo Ngân hàng để kịp thời xử lý, đối phó rủi ro.

+ Thực hiện bảo đảm tín dụng

Trong những trường hợp cần thiết như gặp những khách hàng chưa quen biết, mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng chưa cao, đòi hỏi ngân hàng phải

sử dụng các biện pháp tín dụng để giảm bớt mức độ rủi ro, tạo điều kiện thu hồi nợ chắc chắn.

* Bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có đủ tư cách pháp nhân (nếu là một tổ chức),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)