Các vấn đề chính trong quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 47)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.3.1. Các vấn đề chính trong quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Trong quá trình tái cơ cấu hiện nay, các ngân hàng cần có công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hoạt động hệ thống. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế được phản ánh rõ nét thông qua sự lưu thông của tình hình tài chính, tiền tệ, cụ thể là quá trình vận hành của hệ thống các NHTM. Những khó khăn của nền kinh tế, sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp đều có thể mang lại những rủi ro khôn lường cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Do đó, một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của các ngân hàng trong bối cảnh khó khăn là hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu, cố gắng đạt dưới mức 3% theo khuyến cáo của ngân hàng nhà nước. Để làm được điều này, các ngân hàng cần có công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu, đó chính là Hiệp ước Basel II. Được coi là chuẩn mực để đánh giá các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt nhằm tăng cường hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh và quản lý nguồn vốn, Hiệp ước Basel II về quy định an toàn vốn do Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel xây dựng và ban hành đã được áp dụng trên toàn thế giới. Giai đoạn 1 triển khai hiệp ước Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm đã cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế này còn gặp không ít khó khăn phát sinh về nhân lực, cơ sở dữ liệu và các giải pháp công nghệ. Vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm, gắn tiêu chuẩn quốc tế với hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam sẽ là tiền đề để các ngân hàng áp dụng hiệp ước Basel II một cách thống nhất. Đây cũng được coi là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng trong quản trị rủi ro nhằm đáp ứng tốt các chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Trên thực tế, rủi ro ngân hàng khá đa dạng, với 3 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, trong đó rủi ro hoạt động gồm có: rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản, rủi ro về con người…Do đó, để hạn chế rủi ro có thể nhận diện, hệ thống ngân hàng cần phát triển mạnh đội ngũ, bộ phận quản lý rủi ro, điển hình qua 3 bộ phận sau:

* Bộ phận kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại hội sở... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

* Bộ phận quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế: bộ phận này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ…

* Bộ phận kiểm toán nội bộ: Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của Ngân hàng, nên việc đánh giá các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam khu vực thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)