6. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Cơ sở lí luận về lỗi
1.2.4.1. Khái niệm lỗi
Có thể hiểu một cách chung nhất, lỗi là những sai sót do không thực hiện đúng quy tắc. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, đó là những quy tắc về viết đúng chính tả, quy tắc sử dụng đúng từ ngữ và quy tắc sử dụng đúng câu, các dấu câu khi
tạo lập văn bản. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều các khái niệm về lỗi. Cụ thể:
Theo S.P. Corder lỗi “là kết quả của sự thể hiện không thành công” [dẫn theo 6. tr8]. “Lỗi không phải là một vấn đề phải vượt qua hay là những cái gì sai trái, hay là điều đáng xấu hổ phải xóa bỏ. Thực ra, lỗi là một phần của việc học và qua lỗi có thể phát hiện ra những chiến lược mà người học đã sử dụng để học một ngoại ngữ. Lỗi cung cấp cho chúng ta những sự hiểu biết, những cái nhìn giá trị, những kinh nghiệm quý báu về quá trình học một ngoại ngữ” [dẫn theo 6. tr.8].
Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng của Nhà xuất bản Longman năm 1985 cũng đưa ra định nghĩa về lỗi như sau: “Lỗi của người học (trong khi nói hoặc viết một ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ) là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn vị ngữ pháp, một hoạt động nói năng…) bằng cách mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc là chưa đầy đủ” [dẫn theo 27. tr. 13].
Tuy nhiên theo chúng tôi, khái niệm về lỗi trong Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng chưa phản ánh đúng được đặc điểm cũng như tác động của chúng đối với quá trình sử dụng ngữ đích trong giao tiếp liên ngôn. Vì vậy chúng tôi chấp nhận quan điểm cho rằng:
- Lỗi là sự lệch chuẩn so với ngữ pháp của người bản ngữ hoặc sự vi phạm các quy tắc sử dụng ngôn ngữ và các quy ước về văn hóa.
- Lỗi là nguyên nhân gây ra các hiện tượng trống nghĩa, mơ hồ về nghĩa và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những sự hiểu lầm hoặc ngưng trệ giao tiếp.
Các nhà ngôn ngữ học ứng dụng đưa ra sự phân biệt giữa hai loại lỗi, đó là: - Lỗi do người học chưa có hiểu biết đầy đủ. Đây là lỗi thường xảy ra với người học ngôn ngữ thứ hai. Theo S.P. Corder, loại lỗi này mang tính hệ thống, lặp lại nhiều lần, cần được quan tâm, là đối tượng của phân tích lỗi.
- Sai sót do người học thiếu chú ý, mệt mỏi lơ đãng hoặc một số dạng khác của sự thể hiện ngôn ngữ. Đây là những lỗi mang tính chất ngẫu nhiên, không có chiều sâu nên không được coi là đối tượng của phân tích lỗi.
1.2.4.2. Các giai đoạn phân tích lỗi
Theo S. P. Corder, phân tích lỗi gồm ba giai đoạn: a. Giai đoạn một - nhận diện lỗi
Cần phải hiểu lỗi là gì trước khi tiến hành nhận diện một lỗi. Ở giai đoạn thứ nhất này, Corder đã chia lỗi thành ba loại, đó là: Lỗi trước hệ thống; Lỗi sau hệ thống; Lỗi hệ thống.
Một quy luật chung mà Corder đưa ra là: tất cả các câu trong ngôn ngữ của người học đều được coi là “có thể sai” cho đến khi xác minh được chúng. Và ông cho rằng “nhận diện lỗi chủ yếu phụ thuộc vào sự diễn giải chính xác của người học. Khi giai đoạn nhận diện lỗi hoàn thành sẽ chuyển sang giai đoạn miêu tả lỗi.
b. Giai đoạn hai - miêu tả lỗi
Ở giai đoạn này, giáo viên cần chỉ cho người học thấy những sai lầm mà họ đã mắc phải. Corder cho rằng “mục đích của việc phân tích lỗi là giải thích lỗi về khía cạnh ngôn ngữ học và tâm lí học để giúp người học học được”. Điều quan trọng, chúng ta nên tìm những lỗi lặp đi lặp lại để có thể quan sát được các quy tắc mà người học đang sử dụng.
c. Giai đoạn ba- giải thích lỗi
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong phân tích lỗi. Giai đoạn này mang tính chất tâm lý ngôn ngữ học.
1.2.4.3. Ý nghĩa của việc phân tích lỗi
Có thể khẳng định, việc phân tích lỗi cho thấy lỗi có ý nghĩa rất quan trọng với người sử dụng ngôn ngữ. Cụ thể:
- Lỗi là một điều tất yếu, không thể thiếu với người học. Việc phân tích lỗi sẽ giúp người học không tái phạm những lỗi mà họ đã mắc phải. Đây cũng là cách thức người học sử dụng để học.
- Lỗi có thể cho giáo viên nắm bắt được trình độ của người học, từ đó giáo viên có thể biết được mình nên dạy học sinh cái gì, dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
- Cung cấp cho nhà nghiên cứu những chứng cứ về việc ngôn ngữ đã được học như thế nào, người học đã sử dụng những biện pháp, chiến lược gì trong quá trình khám phá ngôn ngữ.
- Phân tích lỗi cung cấp những phản hồi đối với lí luận ngôn ngữ.
1.2.4.4. Lỗi chính tả và dùng từ thường gặp của học sinh phổ thông
a. Lỗi chính tả thường gặp của học sinh phổ thông
- Lỗi sai do nhầm dấu thanh điệu: tiếng Việt có 5 dấu ghi các thanh: - (ngang); ` (huyền); ~ (ngã); ? (hỏi); (sắc); . (nặng). Trong quá trình sử dụng, người viết nhầm dấu sẽ nhầm ra chữ khác và khác nghĩa. Ví dụ như: “Bé bị
ngã” viết thành“Bé bị ngá” (nhầm thanh ngã (~) với sắc (/).
- Lỗi về quy tắc viết hoa: lỗi này nhầm do không xác định đước tên riêng hay đầu câu, đầu dòng,…Ví dụ: Hải phòng, Hà nội ( không viết hoa tên riêng)
- Lỗi do viết sai với phát âm chuẩn
+ Lỗi viết sai phụ âm đầu: chủ yếu do không phân biệt giữa cách phát âm và viết, chủ yếu thường gặp ở các phụ âm: N/L, Tr/Ch; S/X; R/Gi/D…
+ Lỗi viết sai phần vần ( lỗi viết sai âm đệm, lỗi viết sai âm chính và lỗi viết sai âm cuối).
b. Lỗi dùng từ thường gặp của học sinh phổ thông
- Dùng từ sai ý nghĩa: là dùng từ không đúng với nghĩa mà từ biểu thị. - Dùng từ sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa: Âm thanh và hình thức cấu
tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa.
- Lỗi về kết hợp từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ trực tiếp cấu tạo nên câu. Và
khi thực hiện chức năng cấu tạo câu, các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ được hiện thực hóa trong những mối quan hệ ràng buộc với nhau. Nếu các từ không được phối hợp theo đúng quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa thì sẽ tạo ra lỗi kết hợp.
- Dùng từ sai phong cách: là những từ mà giá trị phong cách của nó không phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản.
- Lỗi dùng lặp từ, thừa từ:
+ Lỗi dùng lặp từ là hiện tượng lặp đi lặp lại một cách tự phát và không cần thiết những từ, ngữ nào đó trong câu.Lỗi này sẽ làm cho câu văn đơn điệu, nặng nề, tạo ra những yếu tố thừa thãi không cần thiết, và có thể làm cho câu văn sai cấu trúc ngữ pháp, lủng củng về ý nghĩa.
+ Lỗi thừa từ ngữ là hiện tượng sử dụng từ, ngữ có nội dung biểu đạt đồng nhất hay bao hàm lẫn nhau trong văn cảnh, và sự đồng nhất hay bao hàm này là không cần thiết.