6. Cấu trúc luận văn
3.5.3. Một số dạng bài tập sửa lỗi dùng từ cho học sinh
Bài tập 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: trong, trên, tới, về, đến, đang.
a. Siêu bão…di chuyển vào biển Đông.
b. …sáng tác của Tú Xương có cả một đề tài về vợ.
c. Cũng chính vì ham, vì mê mải…con đường danh lợi, mà vô số người bị cám dỗ, bị mê hoạc.
d. Đoàn tàu đánh thức trong hai đứa trẻ giấc mơ…quá khứ tươi đẹp. e. Những cảm xúc nhân văn của Thạch Lam đã chạm…trái tim bạn đọc.
h. Huy Cận là một… trong những tác giả xuất sắc nhất của phong trào thơ Mới.
Đáp án: a. đang; b: trong; c.trên, d: về; e. tới; h.trong
Bài tập 2. Tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ: hy sinh, bảo vệ, nhà thơ, mổ xẻ, của cải.
Bài tập 3. Tìm các tiếng để ghép với các tiếng sau sao cho có nghĩa
a. sao - xao b. sách - xách c. leo - neo d. lặng - nặng Đáp án
q.
sao xao
sao chế xao xác
sao băng xao động
sao chép xao nhãng
sao chè xao xuyến
b. sách xách sách lược xách túi sách nhiễu xách tai sách báo xách tay sách đỏ xách bò c. leo neo
leo lét neo đơn
leo lẻo neo đậu
leo nheo thả neo
leo trèo neo bấn
d. lặng nặng lặng lẽ nặng ký lặng in nặng mùi lặng câm nặng lời lặng cảm nặng gánh
Bài tập 4. Chỉ ra các lỗi dùng từ dùng và sửa lỗi trong các câu sau
a. Tóm lại tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thực sự toát lên cho ta thấy được chân dung con người, tinh thần của Hồ Chí Minh.
Câu mắc lỗi dùng thừa từ chỉ cần dùng hoặc từ toát lên hoặc cụm từ cho ta thấy là đủ.
Sửa lại
Tóm lại tập thơ “Nhật kí trong tù” đã thực sự toát lên / cho ta thấy được chân dung con người, tinh thần của Hồ Chí Minh.
b. Những bao nhiêu chiến sĩ đã ngã xuống giải phóng cho nước nhà.
Câu mắc lỗi dùng thừa từ, chỉ cần dùng một trong hai từ những hoặc bao nhiêu là đủ.
Sửa: Những / bao nhiêuchiến sĩ đã ngã xuống giải phóng cho nước nhà. c. A Sử hất hàm hỏi đểu: “Mày muốn đi chơi à?”.
Câu mắc lỗi sai phong cách: Hỏi đểu thường chỉ dùng trong khẩu ngữ chứ không thể dùng trong một bài văn nghị luận.
Sửa: A Sử hất hàm hỏi: “Mày muốn đi chơi à?”.
d. Mẹ thường dặn em những điều tốt thì nên làm, những điều xấu thì chớ có mà làm. Câu mắc lỗi sai phong cách: Cụm từ chớ có mà làm thường chỉ dùng trong khẩu ngữ, không phù hợp với văn bản viết. Để sửa lại có thể thay cụm từ này bằng cụm từ không nên làm.
e. Tác giả nhớ những người mẹ sớm hôm chịu thương, chịu nắng địu con lên núi để bẻ ngô.
Câu mắc lỗi về kết hợp từ.Ta thường nói chịu thương, chịu khó chứ không có kết hợp chịu thương, chịu nắng.
Sửa: Tác giả nhớ những người mẹ sớm hôm chịu thương, chịu khó địu con lên núi để bẻ ngô.
Tiểu kết
Qua kết quả khảo sát và phân tích ngữ liệu, Luận văn rút ra một số nhận xét sau:
(1) Những lỗi dùng từ mà chúng tôi khảo sát và phân tích ở chương này là những lỗi khá phổ biến của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc. Tổng số lỗi dùng từ thu được là 1809 lỗi với 5 loại lỗi cơ bản(lỗi dùng từ sai ý nghĩa, dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng sai kết hợp từ, lặp từ và thừa từ, dùng từ sai phong cách). Trong đó, lỗi dùng sai ý nghĩa xuất hiện nhiều nhất (28,3%). Thứ hai là lỗi dùng sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa (24,99%). Thứ ba lỗi lặp từ và thừa từ (17,97%); lỗi dùng từ sai phong cách (15,69%). Lỗi xuất hiện ít nhất là dùng sai khả năng kết hợp (13,05%).
(2) Trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy sự chênh lệch về tỉ lệ mắc lỗi giữa các khối lớp. Khối 10 mắc lỗi cao nhất là 54, 95%. Thứ hai là khối 11: 31, 67%. Thấp nhất là khối 12 với tỉ lệ mắc lỗi là 13,38%. Nếu so sánh giữa khối 10 và 12 thì tỉ lệ mắc lỗi của học sinh 12 giảm 41,57%. So sánh giữa khối 11 và 12 thì tỉ lệ mắc lỗi của học sinh 12 giảm 18,29%. Từ sự so sánh trên chúng tôi có thể khẳng định được chất lượng giảng dạy môn Văn trong trường phổ thông đã được nâng cao.
(3) Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn đã có, chúng tôi đã đưa ra nguyên nhân học sinh mắc lỗi dùng từ như sau:
Thứ nhất: do học sinh hiểu nghĩa của từ một cách lơ mờ, thiếu chính xác, hay do nhầm lẫn nghĩa của từ này với nghĩa của từ khác.
Thứ hai: do học sinh không hiểu rõ giá trị phong cách của từ ngữ cũng như đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ khác nhau…
Thứ ba: do học sinh dùng từ thiếu mạch lạc; học sinh không xác định được một cách rõ ràng, cụ thể nội dung cần biểu đạt, không hiểu chính xác nghĩa của từ và khả năng kết hợp của chúng, xét về mặt nghĩa từ vựng.
Thứ tư: do học sinh nghèo nàn về vốn từ, hiểu nghĩa của từ, ngữ không chính xác.
(4) Thực tế điều tra hiện trạng dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng cho thấy cần phải đưa ra giải pháp khắc phục.
Về phía học sinh: phải có ý thức tích lũy vốn. Đặc biệt cần phải chú ý đến sử dụng ngôn ngữ phù hợp với phong cách văn bản. Phải chủ động trong việc tìm hiểu nghĩa của các từ nếu mình chưa nắm chắc, khi sử dụng từ phải thận trọng, cân nhắc sao cho dùng đúng nghĩa và sắc thái mà từ biểu thị, phù hợp với văn cảnh. Về phía giáo viên cần đi sâu phân tích để nắm vững năng lực sử dụng từ ngữ cũng như những nguyên nhân mắc lỗi của các em thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá năng lực. Đồng thời cần mở rộng và phát triển hệ thống vốn từ cho học sinh thông qua việc xây dựng tủ sách tự quản tại lớp mình giảng dạy; các cuộc thi viết bài thu hoạch… Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý cho học sinh các phương diện về phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa của từ. Trong quá trình dạy học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em ý thức lựa chọn từ ngữ khi nói, viết. Giáo viên phải tổ chức các buổi học ngoại khóa đối với bộ môn Ngữ văn.
KẾT LUẬN
1. Ngôn ngữ là tài sản chung và là công cụ giao tiếp của xã hội. Vì vậy bất cứ ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi những quy định, quy tắc sử dụng chung cho cả cộng động. Mỗi cá nhân cần có ý thức sử dụng ngôn ngữ một cách chuẩn mực. Sử dụng tiếng Việt theo chuẩn không chỉ nói lên trình độ tư duy mà còn phản ánh trình độ văn hóa, ý thức kỷ luật và tính cách con người. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học sinh phổ thông sử dụng tiếng Việt một cách lệch lạc, tùy tiện đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận, là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và giáo dục quan tâm.
2. Chữa lỗi là một biện pháp hữu ích để học sinh tiến bộ, dần tránh được những lỗi hay gặp phải trong quá trình học tập.Tuy nhiên, để chữa lỗi phải theo một trình tự dựa trên cơ sở lý thuyết về lỗi, nguồn gốc, các cách phân loại lỗi và nguyên nhân tạo lỗi. Đối với học sinh trường THPT Lê ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng do ảnh hưởng của yếu tố vùng miền, trong văn hóa giao tiếp, người dân Hải Phòng phát âm theo thổ ngữ địa phương rất khu biệt. Vì vậy học sinh trường THP Lê Ích Mộc cũng bị ảnh hưởng từ thổ ngữ mẹ đẻ trong viết chính tả. Học sinh còn mắc các lỗi về chính tả và dùng từ với tỉ lệ cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập bộ môn Văn của học sinh, nhất là lỗi chính tả. Ảnh hưởng tiêu cực của tính chất vùng miền không chỉ lệch chuẩn mà còn liên quan tới thẩm mỹ. Vì vậy, làm thể nào để vừa giữ được bản sắc văn hóa địa phương, vừa đảm bảo học sinh theo đúng chuẩn chính tả là một yêu cầu quan trọng. Đây không chỉ là vấn đề cần giải quyết đối với bản thân người học mà chính là nhiệm vụ của người trực tiếp giảng dạy trong trường phổ thông.
3. Tổng số lỗi đã khảo sát, phân tích trong luận văn là 4.201 lỗi trên cơ sở khảo sát 868 bài kiểm tra thường xuyên của học sinh. Trong đó lỗi chính tả là 2392 lỗi chiếm 56, 94%, lỗi dùng từ là 1809 lỗi chiếm 43,06%. Như vậy, tỉ lệ mắc lỗi chính tả của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc cao hơn lỗi dùng từ.
4. Ở chương 2 của luận văn, chúng tôi đã khảo sát và phân tích lỗi chính tả của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Lỗi chính tả mà học sinh mắc rất đa dạng và phức tạp. Tổng số lỗi thống kê được tương đối cao (2.392 lỗi / 868 bài kiểm tra). Loại lỗi này xuất hiện ở ba dạng:
- Lỗi viết sai phụ âm đầu.
- Lỗi viết sai phần vần (lỗi viết sai âm đệm, lỗi viết sai âm chính, lỗi viết sai âm cuối).
- Lỗi viết sai thanh điệu.
Trong các dạng lỗi trên, học sinh trường THPT Lê Ích Mộc mắc các lỗi về phụ âm đầu với tỉ lệ cao nhất là 1760 lỗi chiếm 73,58%. Kết quả này cũng phản ánh chính xác sự ảnh hưởng của phương ngữ đối với việc viết chính tả của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc nói riêng và học sinh phổ thông tại Hải Phòng nói chung. Bởi với những người nói phương ngữ Bắc Bộ nói chung và Hải Phòng nói riêng thì hệ thống phụ âm đầu ít hơn hẳn so với phương ngữ Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, phần vần lại rất ổn định. Trong lỗi phụ âm đầu thì lỗi viết sai L/ N là lỗi phổ biến nhất chiếm 865/ 2392 lỗi (36, 16%). Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân tích lỗi, chúng tôi đã chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của học sinh. Có ba nguyên nhân dẫn đến việc học sinh mắc lỗi chính tả.Thứ nhất là luôn có tình trạng không khớp nhau hoặc ít hoặc nhiều giữa âm và chữ. Nhưng ngôn ngữ âm thanh của con người luôn biến đổi theo thời gian còn chữ viết lại có xu hướng bảo thủ. Qua thời gian sự khác biệt giữa âm và chữ viết tích tụ càng nhiều, gây khó khăn cho chính tả.Thứ hai: Do ảnh hưởng của yếu tố phương ngữ. Thứ ba: Do ý thức của học sinh trong quá trình học tập. Từ thực trạng về lỗi chính tả của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc, luận văn đã đưa ra giải pháp khắc phục bằng cách dạy thêm một số mẹo luật cụ thể, đơn giản, nhưng sửa lỗi rất hiệu quả. Có rất nhiều mẹo luật nhưng trong giới hạn của luận văn chỉ đề cập đến những mẹo luật chữa các lỗi mà học sinh trường THPT Lê Ích Mộc thường mắc nhất: lẫn lộn L/N, lẫn lộn
TR/ CH; lẫn lộn D/GI/R… Chúng tôi cũng đưa ra các phiếu bài tập để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả, chủ yếu là lỗi về phụ âm đầu(lỗi chiếm tỉ lệ cao nhất), để hướng đến chuẩn chính tả cho học sinh. Bên cạnh đó, cần bồi đắp tình yêu tiếng Việt, nâng cao ý thức của mỗi học sinh trong việc sử dụng tiếng Việt theo chuẩn quy tắc.
5. Ở chương 3 của Luận văn, chúng tôi đã khảo sát và phân tích lỗi dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Có 5 kiểu loại lỗi dùng từ:
- Dùng từ sai ý nghĩa. - Dùng từ sai vỏ âm thanh. - Dùng từ sai phong cách. - Dùng từ sai khả năng kết hợp. - Dùng thừa từ và lặp từ.
Trong 5 kiểu lỗi trên thì học sinh trường THPT Lê Ích Mộc mắc lỗi dùng từ sai ý nghĩa là cao nhất với 512 lỗi (28,3%). Lỗi có tỉ lệ mắc thấp nhất là dùng từ sai khả năng kết hợp: 236 lỗi (13.05%). Cụ thể mắc lỗi ở mỗi khối lớp lại không giống nhau. Khối 10 mắc lỗi cao nhất là 54, 95%. Thứ hai là khối 11: 31, 67%. Thấp nhất là khối 12 với tỉ lệ mắc lỗi là 13,38%. Nếu so sánh giữa khối 10 và 12 thì tỉ lệ mắc lỗi của học sinh 12 giảm 41,57%. So sánh giữa khối 11 và 12 thì tỉ lệ mắc lỗi của học sinh 12 giảm 18,29%. Từ sự so sánh trên chúng tôi có thể khẳng định được chất lượng giảng dạy môn Văn trong trường phổ thông đã được nâng cao. Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân tích lỗi dùng từ, chúng tôi đã chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của học sinh. Cụ thể:
Thứ nhất: do học sinh hiểu nghĩa của từ một cách lơ mờ, thiếu chính xác, hay do nhầm lẫn nghĩa của từ này với nghĩa của từ khác.
Thứ hai: do học sinh không hiểu rõ giá trị phong cách của từ ngữ cũng như đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ khác nhau…
Thứ ba: do học sinh dùng từ thiếu mạch lạc; học sinh không xác định được một cách rõ ràng, cụ thể nội dung cần biểu đạt, không hiểu chính xác nghĩa của từ và khả năng kết hợp của chúng, xét về mặt nghĩa từ vựng.
Thứ tư: do học sinh nghèo nàn về vốn từ, hiểu nghĩa của từ, ngữ không chính xác.
Từ hiện trạng mắc lỗi dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng cho thấy cần phải đưa ra giải pháp khắc phục. Về
phía học sinh: phải có ý thức tích lũy vốn. Đặc biệt cần phải chú ý đến sử dụng ngôn ngữ phù hợp với phong cách văn bản. Phải chủ động trong việc tìm hiểu nghĩa của các từ. Về phía giáo viên cần đi sâu phân tích để nắm vững năng lực sử dụng từ ngữ cũng như những nguyên nhân mắc lỗi của các em thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá năng lực. Đồng thời cần mở rộng và phát triển hệ thống vốn từ cho học sinh… Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý cho học sinh các phương diện về phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa của từ. Trong quá trình dạy học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em ý thức lựa chọn từ ngữ khi nói, viết.
Qua luận văn, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích vào việc khắc phục lỗi chính tả và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh trường THPT Lê Mộc nói riêng và các trường phổ thông trên địa bàn Hải Phòng nói chung một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1999), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
2. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hồng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
3. Hoàng Trọng Canh (1996), Chữ Quốc ngữ với vấn đề rèn luyện chính tả ở trường phổ thông hiện nay, trong “Ngữ học trẻ 1996, tr. 27- 29”.
4. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H.
5. Đỗ Hữu Châu(1987), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H. 6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học Tập II,
Nxb Giáo dục, H.
7. Nguyễn Linh Chi (2009), Lỗi ngôn ngữ của người nước ngoài học tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ học, H.
8. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (2004), Chữ viết và chính tả, cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Ngôn
ngữ, (3), tr. 19-38.
10. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, NXBĐh Và THCN, Hà Nội. 11. Ngô Đăng Duyên, Hà Quang Năng, Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Viết
Cương (2008), Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải Phòng (Ngữ âm - Từ vựng), đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa tiếng Việt trong ngành giáo