Lỗi dùng lặp từ, thừa từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Lỗi dùng lặp từ, thừa từ

Loại lỗi này gồm hai kiểu lỗi nhỏ, có liên quan với nhau: lỗi dùng lặp từ và thừa từ.

Lỗi dùng lặp từ là hiện tượng lặp đi lặp lại một cách tự phát và không cần thiết những từ, ngữ nào đó trong câu.Lỗi này sẽ làm cho câu văn đơn điệu, nặng nề, tạo ra những yếu tố thừa thãi không cần thiết, và có thể làm cho câu văn sai cấu trúc ngữ pháp, lủng củng về ý nghĩa.

Lỗi thừa từ ngữ là hiện tượng sử dụng từ, ngữ có nội dung biểu đạt đồng nhất hay bao hàm lẫn nhau trong văn cảnh, và sự đồng nhất hay bao hàm này là không cần thiết.

Cụ thể:

(76) Trong học tập chúng ta cần phải đặt ra mục đích trong học tập để có kết quả cao nhất.

(Nguyễn Việt Hoàng - 10 C11)

Câu văn lặp lại hai lần cụm từ trong học tập khiến cho người đọc cảm thấy thừa thãi, lủng củng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Trong học tập chúng ta cần phải đặt ra mục đích để có kết quả cao nhất. (77) Qua bức tranh thiên nhiên sinh động, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của người thi sĩ đối với cảnh vật.

(Lê Thị Liên - 10 C2) Thi sĩ là từ Hán Việt có nghĩa là nhà thơ hay người làm thơ.Vì vậy trong từ thi sĩ đã có yếu tố người nên dùng từ người trước từ thi sĩ như ở câu văn trên là bị thừa.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Qua bức tranh thiên nhiên sinh động, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của thi sĩ đối với cảnh vật.

(78) Qua “Thu điếu”, ta phần nào cảm nhận thấy được tấm lòng của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống.

(Lê Thị Hoa- 11B1) Cảm nhậnthấy là hai từ có chung nét nghĩa là nhận ra được, nhìn thấy

được, biết đượcbằng giác quan hoặc qua nhận thức.Vì vậy người viết dùng đồng thời cả hai từ này là bị thừa nên phải bỏ bớt một trong hai từ.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Qua “Thu điếu”, ta phần nào cảm nhận /thấy được tấm lòng của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống.

(79) Có nhiều nhà thơ đã dùng ngòi bút làm vũ khí đấu tranh, tố cáo vạch trần

tội ác của giặc, tiêu biểu là Nguyễn Ðình Chiểu.

(Trần Văn Mạnh - 11B 5) Tố cáovạch trần là hai từ có nét nghĩa chung là làm cho sự thật xấu xa đang được che giấu phơi bày ra để mọi người cùng thấy rõ. Vì vậy người viết dùng đồng thời cả hai từ này là bị thừa nên phải bỏ bớt một trong hai từ.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Có nhiều nhà thơ đã dùng ngòi bút làm vũ khí đấu tranh, tố cáo /vạch trần tội ác của giặc, tiêu biểu là Nguyễn Ðình Chiểu.

(80) Hàn Mặc Tử nổi tiếng là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.

(Nguyễn Quang Vinh - 11B7)

Câu trên bị mắc lỗi lặp từ nổi tiếng. Vì vậy phải bỏ đi một từ nổi tiếng.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.

(81) Tác phẩm vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ.

(Nguyễn Thị Hiền - 12A3) Tác phẩm có nghĩa rộng hơn vở kịch.Vở kịch là các dùng từ để chỉ cụ thể một thể loại trong các tác phẩm văn học.Vì vậy trong câu này dùng tác phẩm vở kịch là thừa.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Tác phẩm /vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)