6. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Khái quát về địa phương Hải Phòng và trường THPT Lê Ích Mộc
1.3.1.1. Đặc điểm địa lí, văn hóa và xã hội Hải Phòng
Hải Phòng- thành phố hoa phượng đỏ - thành phố cảng quan trọng, là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam.
Hải Phòng có diện tích đất là 1.561,7 km²; dân số (năm 2018) là 2.352.000 (tính cả người không đăng kí cư trú). Trong đó thành thị là 1.223.040 (52%); nông thôn là 1.218.960 (48%). Mật độ dân số là 1506 người/km². Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng nhanh chóng phát triển và là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Hải Phòng đã được công nhận là đô thị loại một trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km², tất cả đều đổ ra biển tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Hải Phòng nổi tiếng với khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà. Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông Hồng, tạo ra khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người yêu mến.
Hải Phòng có bờ biển trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả
nước. Hơn nữa, Hải Phòng còn nổi tiếng với những bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn.
Ngoài ra, Hải Phòng còn có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá vôi ở Thuỷ Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi để Hải Phòng phát triển công nghiệp.
Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống: chọi trâu Đồ Sơn, đua thuyền rồng trên biển Đồ Sơn, lễ hội làng cá Cát Bà, lễ hội Núi Voi… mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam.
Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển, là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có rất nhiều khu công nghiệp do nước ngoài đầu tư, các trung tâm thương mại và dịch vụ, giáo dục, y tế… Hải Phòng chính là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ tư lệnh Quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.
1.3.1.2. Đặc điểm ngữ âm tiếng Hải Phòng
Do lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, tiếng Việt là một thực thể không đồng nhất. Tiếng Việt được chia thành ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ Bắc (trung tâm là Hà Nội), phương ngữ Trung (trung tâm là Huế), và phương ngữ Nam (trung tâm là Sài Gòn). Tiếng Hải Phòng thuộc phương
ngữ Bắc.Về đặc điểm ngữ âm tiếng Hải Phòng chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải Phòng (Ngữ âm- Từ vựng); đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa tiếng Việt trong ngành giáo dục Hải Phòng phục vụ sự nghiệp giáo dục và văn hóa của thành phố trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[11]
a. Sự tương đồng của tiếng Hải Phòng với tiếng Việt văn hóa
Tiếng Hải Phòng về cơ bản phản ánh được tất cả các đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt văn hóa được ghi lại trên chữ Quốc ngữ. Cụ thể:
Bao gồm hệ thống các âm vị:
- Hệ thống phụ âm đầu: 22 âm vị; trong đó phân biệt /c-t; s- ş; z- ʐ/
- Âm đệm: 1 âm vị /w/
- Hệ thống nguyên âm chính: 11 nguyên âm đơn /i, e, ε, ɤ, , a, , ă, u, o,
ɔ, ɔˇ, εˇ/và 3 cặp nguyên âm đôi /ie, ɯɤ, uo/.
- Hệ thống âm cuối: 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán âm /-w-, -j-/.
- Thanh điệu:
+ Số lượng: 6 thanh.
+ Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định, ngữ âm Hải Phòng có sự tương ứng hoàn toàn với hệ thống chữ Quốc ngữ hiện nay. Tuy nhiên có sự khác biệt nhỏ là ở tiếng Hải Phòng vẫn còn hệ thống các phụ âm quặt lưỡi
(ngạc cứng) /t; ş/ cùng với phụ âm rung /ʐ/ được phản ánh trên chữ Quốc ngữ trong khi tiếng Hà Nội không còn các âm trên.
Qua nghiên cứu chúng tôi còn nhận thấy đa số thổ ngữ Hải Phòng đã không giữ được sự phân biệt giữa các âm quặt lưỡi /t; ş; ʐ/.
b. Những nét khác biệt của tiếng Hải Phòng với tiếng Việt văn hóa
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải /Phòng (Ngữ âm - Từ vựng); đề xuất một số giải pháp chuẩn hóa tiếng Việt
trong ngành giáo dục Hải Phòng phục vụ sự nghiệp giáo dục và văn hóa của thành phố trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [11], chúng tôi thấy ngữ âm Hải Phòng có một số khác biệt cụ thể sau:
- Phụ âm đầu
+ Hiện tượng lẫn lộn giữa /l/ và /n/: đây là hiện tiêu cực và điển hình trong ngữ âm Hải Phòng. Ví dụ: lăn lóc năn nóc; lầm lỗi nầm nỗi; le lói
ne nói, lung linh nung ninh, no nê lo lê, náo nức láo lức… Trong đó, hiện tượng /l/ chuyển thành /n/ chiếm tỉ lệ rất lớn. Chính xu hướng này sẽ dẫn đến nguy cơ tiếng Hải Phòng chỉ còn /n/ do /l/ bị chuyển thành /n/ nếu không được chuẩn hóa. Hiện tượng lẫn lộn l/n là một hiện tượng bị lên án gay gắt. Không chỉ vi phạm chuẩn chính tả mà còn liên quan đến thẩm mỹ giao tiếp. Đây là một hiện tượng điển hình ở Hải Phòng nhưng lại mang tính đơn lẻ khi đặt trong tương quan với các vùng miền. Vì vậy, nói cách khác, đây là hiện tượng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuẩn chỉnh tả và cần được quan tâm để chuẩn hóa một cách hiệu quả.
+ Tồn tại sự đối lập giữa /z/ (phụ âm đầu lưỡi răng) và /ʐ/ (phụ âm quặt lưỡi) trong trường hợp phụ âm /z-ʐ/ (được viết “r”, “d”, “gi”).
+ Mất đi sự đối lập giữa các âm quặt lưỡi và phụ âm không quặt lưỡi ở các phụ âm /c-t; s-ş/.
+ Phụ âm rung /r/ tồn tại một cách độc lập và khá phổ biến ở Hải Phòng.
+ Hiện tượng phụ âm nh [ɲ] biến thành d/z/, l/l/: Khả năng chuyển đổi của phụ âm [ɲ] trên địa bàn Hải Phòng là khá phong phú. Ví dụ: nhóm phát âm thành lóm. Hay trường hợp phụ âm nh[ɲ] đọc thành th[t’] trong các từ nhời
đọc thành thời; đi (nhanh) đọc thành đi (thanh).
+ Phụ âm tr /t/ chuyển thành t /t/: Đây là hiện tượng âm quặt lưỡi [t]
chuyển thành phụ âm tắc đầu lưỡi - răng [t] trong các trường hợp: trâu đọc thành tâu, tre đọc thành te (con tầu tắng buộc bờ te tụi…)
- Âm đệm
Hải Phòng cũng xảy ra hiện tượng rụng âm đệm /w/. Ví dụ: khuều khào
khều khào, khúc khuỷu khúc khỉu… - Âm chính
+ Hiện tượng nguyên âm chuyển sắc [iε]: các thổ ngữ ở Hải Phòng đều có tình trạng các từ có chính âm là [iε] được chuyển thành một nguyên âm chuyển sắc bắt đầu từ [i] sau đó trượt xuống [ε] đặc biệt rõ đối với âm tiết mở:
bé [biε]3
em [iεm]1
mẹ [miε]6
+ Hiện tượng nguyên âm chuyển sắc [uɔ]: các từ có chính âm là [ɔ] được chuyển thành một nguyên âm chuyển sắc [u ɔ](bắt đầu từ [u] sau đó trượt xuống [u ɔ]. Hiện tượng này bắt gặp trong tất cả các loại hình âm tiết đặc biệt là các âm tiết mở. kho [xu ɔ]1 con [ku ɔn]1 cho [cu ɔ]1 lo [lu ɔ]1 bò [bu ɔ]2
+ Hiện tượng rút gọn các nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn: Đây là hiện tượng các nguyên âm đôi [ie, ɯɤ, uo] khi phát âm được nhấn mạnh vào yếu tố đầu là [i], [ɯ] và [u]. Yếu tố sau không còn tồn tại nữa. Ví dụ:
muộn mụn tiêu tiu
- Âm cuối
+ Hệ thống phụ âm cuối ở Hải Phòng phân biệt rõ ba phụ âm mũi/m, n,
ngạc hóa [ŋ/k] khi kết hợp với nguyên âm hàng trước và môi hóa [ŋo / ko] khi kết hợp với các nguyên âm tròn môi hàng sau.
+ Quá trình ngạc hóa đối với các nguyên âm hàng trước diễn ra triệt để trong khi đó hiện tượng môi hóa chưa triệt để.
+ Phụ âm cuối khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước, hai phụ âm cuối [n,t] chuyển thành [ŋ,k]: tin ting; xin xinh... Bên cạnh đó, [ŋ] khi kết hợp với nguyên âm hàng trước lại chuyển thành [n, t] và nguyên âm hàng trước bị đồng hóa chuyển thành nguyên âm hàng sau không tròn môi: nghịch ngịt, nhanh nhăn…
- Thanh điệu.
Tồn tại hiện tượng chuyển đổi thanh hỏi và thanh ngã. Đây có thể coi là một hiện tượng hoàn toàn lệch chuẩn. Tuy nhiên đây là hiện tượng xảy ra ở một phạm vi hẹp có thể điều chỉnh cho chuẩn.
Như vậy, qua điều tra và phân tích có thể khẳng định ngữ âm Hải Phòng mang những điểm giống với tiếng Việt. Bên cạnh đó, ngữ âm Hải Phòng vẫn tồn tại những đặc điểm tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuẩn chính tả và thẩm mỹ, cần có các biện pháp cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp trong thời gian ngắn nhất sao cho ngữ âm Hải Phòng vừa phù hợp với chuẩn chính tả, vừa có bản sắc riêng của địa phương.