Giới thiệu về trường THPT Lê Ích Mộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Giới thiệu về trường THPT Lê Ích Mộc

Theo gia phả Lê tộc để lại thì Lê Ích Mộc sinh ngày mồng 2 tháng 2 năm 1458 tại làng Ráng, huyện Thủy Đường, bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hộ từ đất Tây kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đến đời thứ ba kết quả mối tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh thành ra Lê Ích Mộc.

Tục truyền rằng thủa nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học và ngoan ngoãn, được bà con làng trên xóm dưới yêu quý. Hàng ngày, sau những buổi phụ giúp cha mẹ, cậu bé Lê Ích Mộc thường hay tới chùa Ráng, giúp đỡ các vị tăng ni quét dọn nhà cửa, xới đất trồng cây, nghe nhờ văn sách và chăm chỉ học hành.

Cảm động trước tấm lòng say mê, hiếu học, nhà chùa đã nhận cậu Lê Ích Mộc vào làm đệ tử, kèm cặp thêm kinh sử. Lê Ích Mộc vẫn giành thời gian cho đèn sách. Đêm đêm, dưới ánh sáng lập loè của đom đóm hay dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh trăng khuya, ông lấy mâm cát làm sách học.

Sau đó, Lê Ích Mộc xuất gia học đạo gánh sách theo thầy Lê Văn Quang đến ở chùa Yên Lãng (tức chùa Láng). Khoảng 5 năm Ích Mộc đủ thông hiểu các pho kinh phật, tiếng tăm của ông lững lẫy khắp làng.

Dưới triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần mà không đỗ. Ông về quê nhà trụ trì tại chùa Ráng. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Mùa xuân tháng hai năm Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502) đời Lê Hiến Tông, triều đình mở hội thi kén người tài, một lần nữa, Lê Ích Mộc quyết tâm rùi mài kinh sử ứng thi những mong đem trí tài giúp nước. Khoa thi năm ấy Lê Ích Mộc đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Khi duyệt bài văn của Lê Ích Mộc nhà vua vô cùng sửng sốt khen ngợi và mến phục tài văn chương của ông bèn sai ông đọc bài “chế thư” của mình trước các ông nghè tân khoa. Hai tay Lê Ích Mộc nâng lư hương đang bốc cháy rừng rực làm bỏng rộp hết cả da tay mà không biết. Lê Ích Mộc đỗ Trạng Nguyên năm 44 tuổi.

Sau khi đỗ Trạng nguyên, Lê Ích Mộc bước vào cuộc đời làm quan trong giai đoạn thịnh trị của triều Lê sơ không còn nữa.

Năm 1527, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung xưng vương. Ông hăm hở bỏ tài trí, hiểu biết ra giúp triều đại mới mong muốn thực hiện ý nguyện của mình là làm cho quốc thái dân an. Nhưng chỉ sau khi Đăng Dung, Đăng Doanh qua đời, mâu thuẫn trong nội bộ vương triều Mạc trở nên gay gắt, tình hình có lúc nguy ngập, một số cựu thần có uy tín như cha con Lê Bá Lý, Nguyễn Thuyến đã bỏ Mạc theo Lê, dân tình hoang mang không biết theo ai, nên mặc dù làm quan đến chức Tả thị lang, đứng hàng thứ ba sau Thượng thư, Tham tri nhưng Trạng nguyên cảm thấy chán ngán đã “treo ấn từ quan” về trí sĩ tại quê nhà.

Không ỷ lại là một nhà sư, một trí sĩ, ông đã tích cực cùng với dân làng Ráng khai phá vùng đầm lầy ven sông, trồng cây gây rừng. Ngày 15 tháng 2 năm 1538, Lê Ích Mộc qua đời tại quê nhà hưởng thọ 80 tuổi. Mộ phần của ông ngự tại rừng lim quan Trạng thuộc xóm Sỏi, thôn Thanh Lãng.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Lê Ích Mộc là tấm gương sáng cho các thế hệ nối tiếp nhau phấn đấu học tập. Bởi ông chính là hiện thân của tinh thần vượt khó, ham học hỏi để vươn tới đỉnh cao của trí tuệ.

Nối tiếp truyền thống hiếu học của cha ông, ngày 17/5/2002 ngôi trường mang tên trạng nguyên Lê Ích Mộc được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Trường nằm trên địa bàn xã Kỳ Sơn huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng. Là trường mới, nằm trên địa bàn dân cư lao động nghèo, đa số gia đình học sinh làm nghề nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Năm học 2002 - 2003, năm học đầu tiên của nhà trường có 1000 học sinh biên chế thành 21 lớp, trong đó có 6 lớp 12, 6 lớp 11 và 9 lớp 10. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có 7 người có thâm niên tay nghề từ 5 năm trở lên còn 29 người đều là diện mới hợp đồng lao động 1 đến 2 năm. Sau 15 năm, trường đã phát triển nhanh chóng trở thành trường chuẩn quốc gia vào năm 2016. Trên diện tích 1,5 ha đất, trường đã xây dựng 5 dãy nhà cao tầng bao quanh sân trường, 38 phòng học đạt chuẩn với 1500 học sinh, đầy đủ phòng chức năng, khu hiệu bộ, hội trường, phòng truyền thống, khu nhà công vụ giáo viên, dãy nhà 2 tầng để xe của học sinh, khu vực căng tin... phục vụ các hoạt động dạy học, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của thầy, trò nhà trường.

Trong những năm qua, nhà trường luôn chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng dạy và học. Bộ môn Ngữ Văn cũng được quan tâm hết sức với các hoạt động dạy học liên tục được đổi mới như dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn, dạy học lồng ghép với các nội dung khác, giáo dục văn hóa trên lớp cùng với tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, ngoại khóa. Tuy nhiên với cương vị một người giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy học sinh trường

THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng vẫn rất thiếu kỹ năng khi học bộ môn Ngữ Văn. Học sinh thường viết câu sai ngữ pháp, diễn đạt thiếu logic, ý tứ lộn xộn, chưa biết cách mở bài, kết bài, bài viết thiếu cân đối..Nhưng những lỗi thường gặp nhất là: viết sai chính tả, lỗi dùng từ. Nhà trường và tổ Ngữ Văn đã đưa ra rất nhiều giải pháp có tính toàn diện trong quá trình giảng dạy để khắc phục lỗi cho học sinh. Năm học 2016 - 2017, nhà trường đã phát động cuộc thi “chống nói ngọng” trong toàn thể đội ngũ giáo viên và học sinh. Cuộc thi đã thu được kết quả đáng mừng và có sức lan tỏa mạnh mẽ đến học sinh nhà trường. Tuy nhiên qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy học sinh còn mắc lỗi rất nhiều trong quá trình học. Đặc biệt các lỗi của học sinh đều phản ánh đặc trưng ngữ âm Hải Phòng. Vì vậy, vấn đề chuẩn hóa chính tả và nâng cao năng lực dùng từ cho học sinh trường THPT Lê Ích Mộc là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.

Tiểu kết

Âm tiết có vị trí rất quan trọng trong tiếng Việt. Các âm tiết được tách bạch trong dòng lời nói bởi tiếng Việt là ngôn ngữ phân tích tính. Vì vậy khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viết tách dời và cách biệt nhau. Khi đọc cũng không có hiện tượng nối âm này với âm khác. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ theo một trật tự nhất định không thay đổi. Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học. Tuy nhiên như đã phân tích, có những âm vị lại được biểu hiện bằng nhiều con chữ khác nhau(trong các trường hợp cụ thể) gây khó khăn cho người viết. Mặt khác, mỗi âm tiết đều mang một thanh điệu nhất định. Cách đánh thanh điệu lên âm chính khi viết cũng gây khó khăn cho CT. Tuy nhiên những khó khăn này đều có thể được giải quyết nếu người viết tuân thủ các quy tắc CT hiện hành. Như vậy, chuẩn CT là thước đo để đánh giá chất lượng học sinh cũng như một thước đo quan trọng để nâng cao chất lượng môn Văn trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

Đối với học sinh trường THPT Lê ích Mộc, các em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng với lịch sử lâu đời, với truyền thống giữ nước anh hùng và một nền văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, các em cũng chịu ảnh hưởng của ngữ âm Hải Phòng một cách rõ rệt. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập bộ môn Văn của học sinh, nhất là lỗi chính tả. Ảnh hưởng tiêu cực của tính chất vùng miền không chỉ lệch chuẩn mà còn liên quan tới thẩm mỹ. Vì vậy, làm thể nào để vừa giữ được bản sắc văn hóa địa phương, vừa đảm bảo học sinh theo đúng chuẩn chính tả là một yêu cầu quan trọng. Đây là một vấn đề trọng tâm mà chúng tôi đặt ra ở chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC - THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG 2.1. Dẫn nhập

Trong các trường THPT hiện nay, vấn đề chính tả vẫn là một nội dung quan trọng. Nói đến chính tả là nói đến cách viết được xem là chuẩn, tức là viết đúng âm đầu, đúng vần, thanh điệu, đúng quy định về viết hoa, viết tắt, đúng thuật ngữ. Có thể khẳng định, chuẩn chính tả là một yêu cầu bắt buộc tuyệt đối với tất cả mọi người nói chung và học sinh các cấp nói riêng. Trong chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát lỗi chính tả học sinh dựa trên các bài kiểm tra thường xuyên của học sinh từ lớp 10 đến 12 trong năm học 2016-2017, từ đó sẽ thống kê các lỗi mà học sinh trường THPT Lê Ích Mộc mắc phải, đồng thời đưa giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Khi miêu tả lỗi, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Tôn trọng chính tả hiện hành (cách viết trong từ điển). 2. Xét một âm tiết, một từ đặt trong văn cảnh của nó.

Vì vậy, căn cứ vào cấu tạo âm tiết, chúng ta có thể khảo sát và phát hiện ra các lỗi sai của học sinh.

Như đã trình bày ở phần mở đầu, để đảm bảo tính khách quan, người viết đã khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Chúng tôi chủ yếu tập trung vào bài kiểm tra thường xuyên của học sinh để đánh giá chất lượng chính tả của học sinh. Tất cả các bài viết thường xuyên đều được làm tại lớp. Khi đó, mỗi học sinh sẽ phải vận dụng toàn bộ vốn ngôn ngữ và kiến thức sẵn có của mình để làm bài. Đặc biệt không xảy ra tình trạng học sinh sử dụng văn mẫu. Vì vậy, thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, học sinh sẽ bộc lộ những hạn chế về chính tả trong quá trình viết. Khảo sát lỗi chính tả toàn cấp học của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc, chúng tôi tiến hành khảo sát các bài kiểm tra môn Ngữ văn của học sinh trong năm học 2016 - 2017 ở cả ba khối 10, 11, 12.

Trong quá trình khảo sát, có thể thấy trong các lỗi mà học sinh gặp phải thì lỗi về chính tả và dùng từ chiếm đa số. Chúng tôi đã thống kê chi tiết các lỗi sai của học sinh để từ đó phân loại các lỗi mà học sinh mắc phải. Tuy nhiên lỗi của từng học sinh là không giống nhau. Có những trường hợp học sinh mắc các lỗi do ảnh hưởng của yếu tố xã hội như một số cách viết tắt: ck(chồng), vk(vợ), iu(yêu), bái bái(tạm biệt), roài (rồi)… Các lỗi sai trên không nằm trong phạm vi nghiên cứu nên nhiệm vụ của luận văn là tập trung khảo sát những lỗi trong cấu tạo âm tiết viết. Từ đó chỉ ra lỗi xuất hiện với tần số cao, nghĩa là những lỗi mà hầu hết người học đều mắc phải trong quá trình viết. Trên cơ sở thống kê phân loại, luận văn đã đưa ra một số lượng lỗi đủ lớn để miêu tả, phân tích và xác định nguyên nhân mắc lỗi và từ đó đề xuất các giải pháp chữa lỗi.

2.2. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại

Trên cơ sở khảo sát 868 bài kiểm tra thường xuyên của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc ở cả ba khối 10, 11,12 thu được kết quả như sau:

Tổng số bài mắc lỗi: 706 bài, chiếm 81,34% số bài đã khảo sát.

Tổng số bài không mắc lỗi: 162 bài, chiếm 18,66% số bài đã khảo sát. Tổng số lỗi đã thông kê được: 2392 lỗi.

Thống kê toàn bộ số lỗi chúng tối thấy xuất hiện 3 kiểu lỗi như sau: - Lỗi viết sai âm đầu: 1760 lỗi, chiếm 73,58%

- Lỗi viết sai phần vần: 312 lỗi, chiếm 13,04%, trong đó: + Lỗi viết sai âm đệm: 36 lỗi, chiếm 1,50%

+ Lỗi viết sai âm chính: 179 lỗi, chiếm 7,48%. + Lỗi viết sai âm cuối: 97 lỗi, chiếm 4,06% - Lỗi viết sai thanh điệu: 320 lỗi, chiếm 13,38%

Kết quả phân loại các kiểu lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc có thể tóm tắt bằng bảng sau:

Bảng 2.1. Tổng quan về lỗi chính tả đã khảo sát

Các loại lỗi chính tả Số lượng lỗi Tỉ lệ % Tổng số lỗi Tỉ lệ phần trăm Lỗi viết sai phụ âm đầu Nhầm lẫn L→ N 450 18,81 1.760 73,58 Nhầm lẫn N→ L 415 17,35 Nhầm lẫn S→ X 198 8,28 Nhầm lẫn X→ S 176 7,36 Nhầm lẫn TR→ CH 230 9,62 Nhầm lẫn CH→TR 134 5,60 Nhầm lẫn R, GI→D 157 6,56 Lỗi viết sai phần vần Âm đệm 36 1,51 312 13,04

Nguyên âm đôi / uo/, / w /, / ie/ 56 2,34 o→u 45 1,88 ê→ yê 42 1,75 ưu→ iu 36 1,50 Âm cuối n, i, ng→ t, y, nh 97 4,06 Lỗi viết sai thanh điệu ~ ? 132 5,52 320 13,38 ~ →´ 188 7,86 Tổng số lỗi 2.392 100%

Các số liệu thống kê trên được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây để có thể so sánh trực quan.

73.58 1.5 7.47 4.06 13.38 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu

Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ lỗi cấu tạo âm tiết tiếng Việt

Từ biểu đồ trên có thể rút ra các nhận xét chính sau:

- Kết quả này cho thấy, lỗi chính tả chủ yếu xảy ra ở phụ âm đầu, cụ thể chiếm 73,58%. Các kiểu lỗi còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn: lỗi về phần vần chiếm 13,04%; lỗi về thanh điệu chiếm 13,38%. Nếu so sánh thì lỗi xảy ra ở phụ âm đầu cao hơn lỗi về phần vần là 60,54%, cao hơn lỗi về thanh điệu là 60.2%. Đây là sự chênh lệch khá lớn về tỉ lệ giữa các kiểu lỗi đồng thời cho thấy được thực trạng chính tả ở trường THPT Lê Ích Mộc nói riêng và địa bàn Hải Phòng nói chung là chủ yếu viết sai phụ âm đầu.

- Trong lỗi về phần vần thì lỗi viết sai âm chính là cao nhất chiếm 7,48%.Thứ hai là lỗi viết sai âm cuối chiếm 4,06%. Lỗi viết sai âm đệm thấp nhất với 1,5%.

Tiến hành thống kê riêng các kiểu lỗi đối với từng khối lớp và thu được kết quả như sau:

- Khối 10: số bài mắc lỗi là: 357/ 706 bài, chiếm 50,57%.

Số lỗi thống kê: 1544 lỗi, tính trung bình có 4,3 lỗi / bài kiểm tra. - Khối 11: số bài mắc lỗi là: 201/ 706 bài, chiếm 28,47%

- Khối 12: số bài mắc lỗi là: 148/ 706 bài, chiếm 20,96%.

Số lỗi thông kê: 245 lỗi, tính trung bình có 1,7 lỗi/ bài kiểm tra.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy số bài mắc lỗi chiếm tỉ lệ tương đối cao 706 bài(81,34%), số lỗi là 2392. Như vậy, trong số những bài mắc lỗi có những bài mắc 1 lỗi 2 lỗi hoặc 4 lỗi, thậm chí có bài mắc tới 8 lỗi.

Cụ thể các kiểu lỗi của các khối lớp được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.2. Thống kê lỗi chính tả của học sinh theo từng khối

Các loại lỗi chính tả Khối 10 Khối 11 Khối 12

Lỗi viết sai phụ âm đầu Nhầm lẫn L→ N 310 98 42 Nhầm lẫn N→ L 260 125 30 Nhầm lẫn S→ X 141 41 16 Nhầm lẫn X→ S 105 46 25 Nhầm lẫn TR→ CH 146 64 20 Nhầm lẫn CH→TR 81 33 20 Nhầm lẫn R, GI→D 109 30 18 Lỗi viết sai phần vần Âm đệm 22 8 6

Nguyên âm đôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)