Dùng từ sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 77 - 79)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Dùng từ sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa

Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ. Nếu cái biểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vô nghĩa.

(64) Học sinh cần có ý thức học tập chăm chỉ để có một tương lai sáng lạng. (Bùi Xuân Tiến -10 C 3)

Trong tiếng Việt không có từ sáng lạng.Trong trường hợp này người viết phải dùng từ xán lạn. Xán lạn: tính từ, gốc Hán (Xán: rực rỡ. Lạn: sáng sủa).

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Học sinh cần có ý thức học tập chăm chỉ để có một tương lai xán lạn.

(65) Tác giả xót thương cho thân phận cô đơn, bị chia lìa hạnh phúc lứa đôi, chon vùi tuổi thanh xuân trong tuyệt vọng của người chinh phụ, đồng thời lên án chiến tranh vô nghĩa.

(Ngô Quốc Nam-10 C 11)

Trong tiếng Việt phi đều là yếu tố gốc Hán ghép trước một từ khác để tạo thành tính từ với nghĩa là “không”, “không có”.Tuy nhiên vô nghĩa là không có ý nghĩa, không có giá trị.Còn phi nghĩa chỉ những việc làm trái với đạo nghĩa, đạo lí.Vì vậy trong trường hợp trên phải dùng phi nghĩa mới chính xác bởi người viết muốn phê phán cuộc chiến tranh do nhà nước phong kiến Lê- Trịnh phát động lúc bấy giờ đem đếnchết chóc, tàn lụi; chia lìa lứa đôi.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Tác giả xót thương cho thân phận cô đơn, bị chia lìa hạnh phúc lứa đôi, chon vùi tuổi thanh xuân trong tuyệt vọng của người chinh phụ, đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa.

(66) Xuân Diệu là một hồn thơ thướt tha giao cảm với cuộc đời.

(Bùi Văn Tuyên-11B9) Thướt tha là tính từ chỉ có dáng cao rủ dài xuống và chuyển động một cách mềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển.Nhưng trong câu trên thì nghĩa của

thướt tha không phù hợp để chỉ về tâm hồn thơ Xuân Diệu luôn gắn bó với đời.Vì vậy phải dùng từ tha thiết có nghĩa là (tình cảm) thắm thiết làm cho gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Xuân Diệu là một hồn thơ tha thiết giao cảm với cuộc đời.

(67) Trong lồng giam, Huấn Cao vẫn giữ nguyên tư thế hiên ngang, đĩnh đạc, đường hoàng của một con người có bản lĩnh, khí phách.

Trong tiếng Việt không có từ lồng giam mà chỉ có danh từ lồng là đồ thường đan thưa bằng tre nứa hoặc đóng bằng gỗ, dùng để nhốt chim, gà,… Để chỉ nơi giam giữ người, ta nên dùng là buồng nghĩa là phần không gian của nhà ở được ngăn riêng bằng tường, vách, có công dụng riêng và thường kín đáo.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Trong buồng giam, Huấn Cao vẫn giữ nguyên tư thế hiên ngang, đĩnh

đạc, đường hoàng của một con người có bản lĩnh, khí phách.

(68) Cảm hứng lãng mạng là những cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là một cái tôi tràn đầy cảm xúc muốn vượt lên trên hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.

(Nguyễn Thị Thư - 12 A2)

Trong tiếng Việt không có từ lãng mạng.Trong trường hợp này phải dùng từ lãng mạn. Lãng mạn: Từ gốc Hán (Lãng: bát ngát. Mạn: dài rộng, mênh mang). Lãng mạn, hiểu theo nghĩa chuyển: lý tưởng hóa hiện thực, vượt lên trên hiện thực.Như vậy, trong câu văn trên viết lãng mạng là sai.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Cảm hứng lãng mạn là những cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là một cái tôi tràn đầy cảm xúc muốn vượt lên trên hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)