Dùng từ sai ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 75 - 77)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Dùng từ sai ý nghĩa

Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. Dùng từ mà không nắm được các thành phần nghĩa này của từ thì cũng dễ dẫn đến bị sai. Hay nói cách khác dùng từ không đúng với nghĩa mà từ biểu thị.

Chúng tôi xin đưa ra một số lỗi để miêu tả và phân tích.

(59) Trong bài thơ Bình Ngô đại cáo, tư tưởng nhân văn đã được bao hàm trong tư tưởng nhân nghĩa.

(Bùi Thanh Chung-10 C 3) Bài thơ là tác phẩm nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất liệu và có nhịp điệu để tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. “Bình Ngô đại cáo” là thông báo bằng văn bản và được viết theo thể văn biền ngẫu chứ không phải là một bài thơ.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, tư tưởng nhân văn đã được bao hàm trong tư tưởng nhân nghĩa.

(60) Xã hội phát triển, con người trở lên ích kỷ, không biết bao che, giúp đỡ những hoàn cảnh éo le bên cạnh mình.

(Trần Văn Thắng-10C12) Bao che là tỏ thái độ hay có một hành động để bảo vệ một người hay một hành động khác được coi là xấu. Ở đây người viết muốn nói đến tình yêu thương, giúp đỡ giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khó khăn.Vì vậy phải dùng từ che chở mới chính xác.Bởi che chở là tỏ thái độ hay có một hành động để bảo vệ một người hay một hành động khác được coi là tốt.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Xã hội phát triển, con người trở lên ích kỷ, không biết che chở, giúp đỡ những hoàn cảnh éo le bên cạnh mình.

(61) Nguyễn Trãi trong thời chiến là một bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài, trong thời bình lại là người chịu nhiều oan khiên khốc liệt dưới chế độ phong kiến.

(Nguyễn Việt Hoàng -10 C 11) Khốc liệt thuộc từ loại tính từ chỉ sự tàn phá dữ dội, có tác hại lớn đến mức đáng sợ.Nhưng từ khốc liệt thường dùng để nói về sự tàn phá của thiên nhiên, của chiến tranh chứ không dùng để nói về nỗi oan của con người.Vì thế thay từ khốc liệt bằng từ thảm khốc với nghĩa là gây ra những cảnh hết sức thảm thương, tàn khốc.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Nguyễn Trãi trong thời chiến là một bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài, trong thời bình lại là người chịu nhiều oan khiên thảm khốc dưới

chế độ phong kiến.

(62) Kết cấu truyện mới mẻ vòng tròn dường như khá tự do thỏa mái trong việc

thủ thuật mang đến thành công cho truyện ngắn “Chí Phèo”.

Thủ thuật cách thức tiến hành động tác khéo léo và có kĩ thuật hoặc kinh

nghiệm để thực hiện một công việc nào đó có hiệu quả.Hoặc là (khẩu ngữ) thủ thuật mổ xẻ để chữa bệnh.Vì vậy câu này dùng từ thủ thuật là không đúng. Trong câu này nên dùng từ trần thuật có nghĩa là kể lại, thuật lại một câu chuyện hoặc sự việc với các chi tiết và diễn biến của nó.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Kết cấu truyện mới mẻ vòng tròn dường như khá tự do thỏa mái trong việc trần thuật mang đến thành công cho truyện ngắn “Chí Phèo”.

(63) Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật, biểu tượng cho những khát vọng tối tân của người nghệ sĩ Lorca.

(Nguyễn Quang Cẩn - 12A 3) Tối tân nghĩa là mới nhất, hiện đại nhất dùng cho các loại máy móc, phương tiện kĩ thuật hiện đại.Trong câu này dùng từ tối tân là không đúng.Nên thay bằng từ cách tân nghĩa là sự đổi mới trong văn hóa và nghệ thuật.Câu này người viết muốn nói tới vai trò và những đổi mới của người nghệ sĩ Lorca đối với nền nghệ thuật Tay Ban Nha.

Câu trên cần chữa lại như sau:

* Tiếng đàn là biểu tượng của nghệ thuật, biểu tượng cho những khát vọng

cách tân của người nghệ sĩ Lorca.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)