5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyệnVăn Bàn, tỉnh Lào Cai
Qua kinh nghiệm của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đối với huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai như sau:
- Tăng cường sự giám sátở tất cả các khâu của quy trình quản lý ngân sách nhà nước. Trong tất cả các khâu của quy trình quản lý ngân sách nhà nước cần bám sát các quy định của pháp luật, chủ trương, chỉ đạo của tỉnh để vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đảm bảo tính khoa học.
- Chủ động nắm bắt và xử lý kịp thời các ý kiến phản hồi từ các cơ quan, ban ngành, UBND các xã trong quá trình lập dự toán, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước.
- Chủ động, tích cực trong công tác điều hành ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách và tổ chức điều hành ngân sách nhà nước theo nguyên tắc quản lý chặt chẽ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạmvề quản lýngân sách nhà nước, đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài cần giải quyết các câu hỏi sau: - Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017 diễn ra như thế nào?
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017?
- Để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về công tácquản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Caitrong các năm 2015, 2016, 2017. Thông tin tài liệu được khai thác trên cơ sở các văn bản, báo cáo dự toán,quyết toán về NSNN hàng năm, báo báo công tác tổng kết có liên quan đến NSNN trên địa bàn huyện Văn Bàn củaPhòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Bàn; UBND huyện Văn Bàn; HĐND huyện Văn Bàn; Kho bạc Nhà nước huyện Văn Bàn và Chi cục thuế huyện Văn Bàn.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.
+ Đối tượng điều tra:lãnh đạo và cán bộ phòngTài chính - Kế hoạch huyện;lãnh đạo và cán bộ phòng Chi cục Thuế huyện; lãnh đạo và cán bộ Kho bạc Nhà nước huyện; chủ tịch UBND xã và cán bộ kế toán ngân sách xã.
+Số lượng phiếu điều tra:tổng số phiếu điều tra là 56phiếu. Trong đó: lãnh đạo và cán bộ phòngTài chính - Kế hoạch: 04 phiếu; lãnh đạo và cán bộ Chi cục Thuế: 04 phiếu; lãnh đạo và cán bộ Kho bạc Nhà nước: 04 phiếu; chủ tịch UBND xã và cán bộ kế toán ngân sáchxã: 44 phiếu (trên địa bàn huyện Văn Bàn hiện nay có 22 xã).
+ Nội dung phiếu điều tra:gồm 2 phần, trong đó phần I nêu các thông tin chung về người được phỏng vấn; phần II là nội dung phỏng vấn liên quan đến công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, gồm công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, kiểm tra giám sát.
+ Thang đo của phiếu điều tra:tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Caihiện nay. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 3: Phân vân; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 5: Rất đồng ý.
+ Thời gian điều tra, phỏng vấn: từ tháng 6/2018-8/2018
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp
+ Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác
nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.
+ Phương pháp tổng hợp số liệu
Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Caitrong giai đoạn 2015-2017. Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nướccấp huyệntại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Caitrong thời gian tới.
- Đối với thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp là các dữ liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Các thông tin sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước và thông qua quá trình phỏng vấn các đối tượng mà đề tài đã lựa chọn. Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra, nếu phiếu điều tra hợp lệ sẽ được nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõ ràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và phân tích số liệu.
Công cụ xử lý và tính toán: sử dụng phần mềm Excel với công cụ PivotTable để xử lý các số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra. Các thông tin số liệu định lượng trong phiếu điều tra được xử lý thống kê bằng một số đại
lượng thống kê thông dụng của mẫu như: trung bình mẫu, phương sai mẫu và độ lệch chuẩn.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả
Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụngthông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Công thức tính trung bình mẫu:
= 𝑥1+ 𝑥2+ 𝑥3+⋯+ 𝑥𝑛
𝑛
- Công thức tính Phương sai mẫu:
𝑆𝑥2 = 1 𝑁[(𝑥1− X )2+ (𝑥2− X )2 + ⋯ + (𝑥𝑁 − X )2] Hay: 𝑆𝑥2 = 1 𝑁∑𝑁𝑛−1(𝑥𝑁 − X )2 - Công thức tính Độ lệch chuẩn: 𝑆 = √∑ (𝑥𝑛 𝑖 − X )2 𝑖 𝑛 − 1
Độ lệch chuẩn là một giá trị thể hiện mức độ hội tụ hay sức phân tán của một tập dữ liệu. Nếu một tập dữ liệu có độ lệch chuẩn nhỏ điều đó chứng tỏ các phần tử dữ liệu nhìn trên phương diện tổng quát có sự tương đồng cao, ngược lại thì dữ liệu có vùng phân tán lớn, rời rạc, rải rác trong không gian giá trị của chúng.
- Tỷ lệ thực hiện ngân sách so với dự toán ngân sách
Là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế của thực hiện ngân sách nhà nước đạt được trong kì nghiên cứu với mức độ dự toánngân sách nhà nước đề ra cùng kì.Chỉ tiêu này dùng để xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong một thời gian nhất định. Công thức tính như sau:
Tỷ lệ thực hiện ngân sách so với dự toán ngân sách =
Số ngân sách thực hiện trong kì *100% Số ngân sách dự toán trong kì
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI
3.1. Giới thiệu về huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75km.Tọa độ địa lý của huyện là từ 21°57′ đến 22°17′ vĩ độ Bắc và 103°57′ đến 104°30′ kinh độ Đông. Huyện có 22 xã, thị trấn, bao gồm: Chiềng Ken, Dần Thàng, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Liêm Phú, Minh Lương, Nậm Chầy, Nậm Mả, Nậm Dạng, Nậm Tha, Nậm Xây, Nậm Xé, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Thẩm Dương, Văn Sơn, Võ Lao và thị trấn Khánh Yên. Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía đông giáp với huyện Bảo Yên; - Phía tây giáp với tỉnh Lai Châu;
- Phía nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái; - Phía bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là
đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m.Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Huyện Văn Bàn nằm trong vùng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.
- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C.
- Về số giờ nắng:tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng không đều trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều tập trung vào tháng 5 (180 - 200 giờ), mùa khô số giờ nắng ít, ít nhất vào tháng 2 (30 - 40 giờ).
- Về độ ẩm:độ ẩm không khí trung bình là 86% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm, thấp nhất là tháng 12 (65 - 75%), cao nhất là tháng 7 (80 - 90%).
- Về lượng mưa:lượng mưa trung bình trên năm là 1.500 mm tập trung vào tháng 7 đến tháng 10, chiếm 70% lượng mưa cả năm.
Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối,...; các cây lương thực như ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu ở huyện Văn Bàn chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ,
làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất
Huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lào Cai với 140.572,89ha, trong đó:
+ Diện tích đất nông lâm nghiệp là 105.276,85 ha, chiếm 74,9% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 15.751,83ha, chiếm 15% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp; Đất lâm nghiệp là 89.525,02ha, chiếm 85% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp.
+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.432,02 ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở có diện tích là 636,24ha,chiếm 18,5% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất chuyên dùng là2.795,78ha, chiếm 81,5% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Diện tích đất chưa sử dụng là31.864,02ha, chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Bàn.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn năm 2017
Chỉ tiêu Diện tích (Ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích tự nhiên 140.572,89 100 1. Đất nông nghiệp 105.276,85 74,9
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 15.751,83 15,0
- Đất cây hàng năm 11.262,43 71,5
- Đất cây lâu năm 3.908,69 24,8
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 580,71 3,7
2. Đất phi nông nghiệp 3.432,02 2,4
2.1. Đất chuyên dùng 2.795,78 81,5
2.2. Đất ở 636,24 18,5
3. Đất chưa sử dụng 31.864,02 22,7
(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Văn Bàn) - Tài nguyên nước
Văn Bàn có hệ thống sông ngòi khá dày, bình quân từ 1 - 1,75 km/km², gồm sông Hồng (chảy trên địa bàn huyện 21 km)và các suối chính như: Ngòi Nhù, Nậm Tha, Ngòi Chàn. Huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, nguồn nước treo cao dễ khai thác sử dụng. Đối với nguồn nước mặt: tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu như suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện. Đối với nguồn nước ngầm: sự phân bố nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối đều. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn huyện chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.Nguồn nước cấp cho huyện hiện tại lấy từ khe suối núi Gia Lan. Do tính chất của hệ thống cấp nước huyện dùng