Lập dựtoán ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 54 - 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Lập dựtoán ngân sách huyện

Lập dự toán ngân sách nhà nước huyện hàng năm là rất quan trọng, là tiền đề để các cơ quan, đơn vị có cơ sở để thực hiện thu, đồng thời có kinh phí để triển khai các hoạt động của đơn vị trong năm. Nhận thức được điều đó, tất cả cán bộ quản lý ngân sách nhà nước ở các cơ quan, đơn vị khi tiến hành lập dự toán ngân sách nhà nước đều bám sát các quy định hiện hành về lập dự toán chi ngân sách nhà nước.Các văn bản hướng dẫn lập dự toán được UBND tỉnh, Sở Tài chính triển khai vào giữa năm ngân sách:

+ Công văn số 3248/UBND-TH ngày 21/7/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn xây dựng dự toán năm 2015.

+ Công văn số 3455/UBND-TH ngày 20/7/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn xây dựng dự toán năm 2016.

+ Công văn số 2890/UBDN - TH ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn xây dựng dự toán năm 2017.

* Kết quả dự toán thu ngân sách huyện

Bảng 3.2: Dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Văn Bàn giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu dự toán

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tổng thu ngân sách 581.060 100,0 714.950 100,0 691.250 100,0

1. Thu ngân sách huyện

hưởng theo phân cấp 70.500 12,2 85.500 12,0 95.000 13,7

2. Thu bổ sung từ ngân

sách cấp trên 400.000 68,8 500.500 70,0 520.500 75,3

3. Thu kết dư ngân sách

năm trước 13.560 2,3 22.450 3,1 5.000 0,7

4. Thu chuyển nguồn từ

ngân sách năm trước 55.000 9,5 55.000 7,7 20.250 2,9

5. Các khoản thu được

để lại quản lý qua NS 40.000 6,9 50.000 7,0 50.000 7,3

6. Các khoản thu đóng

góp xây dựng CSHT 2.000 0,3 1500 0,2 500 0,1

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Bàn)

Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh. Việc lập dự toán thu, chi ngân sách

huyện cũng không nằm ngoài những điều kiện trên. Hàng năm khi được cấp các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.Các khoản chi ngân sách trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đối với đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy, tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015 là 581.060 triệu đồng. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2016 là 714.950 triệu đồng, tăng 133.890 triệu đồng, ứng với tăng 23% so với năm 2015. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 là 691.250triệu đồng, giảm23.700 triệu đồng, ứng với giảm3,3% so với năm 2016. Bảng số liệu 3.2 cho thấy, trong dự toán thu ngân sách của huyện Văn Bàn thì chiếm tỷ trọng lớn là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, trong giai đoạn 2015-2017 thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng trung bình là 71,4% tổng dự toán thu ngân sách và đang có xu hướng tăng lên, từ 68,8% năm 2015 lên 70% năm 2016 và 75,3% năm 2017. Khoản dự toán thu chiếm tỷ trọng thấp nhất là khoản thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, trong giai đoạn 2015-2017 khoản thu này chỉ chiếm tỷ trọng trung bình là 0,2% tổng dự toán thu ngân sách của huyện Văn Bàn.

* Kết quả dự toán chi ngân sách huyện

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2015 là 513.466,5triệu đồng. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2016 là 639.014,1triệu đồng, tăng 125.547,6triệu đồng, ứng với tăng 24,5% so với

năm 2015. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 là 669.641,6triệu đồng, tăng 30.627,5triệu đồng, ứng với tăng 4,8 % so với năm 2016. Bảng số liệu 3.3 cho thấy, trong dự toán chi ngân sách của huyện Văn Bàn thì chiếm tỷ trọng lớn là khoản chi thường xuyên, trong giai đoạn 2015-2017 khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng trung bình là 68,9% tổng dự toán chi ngân sách và đang có xu hướng tăng lên, từ 64,5% năm 2015 lên 70,2% năm 2016 và 72,1% năm 2017. Có 02 khoản chi không đưa vào trong dự toán chi ngân sách của huyện là trích lập quỹ phát triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất và chi nộp ngân sách cấp tỉnh.

Bảng 3.3: Dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Văn Bàn giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu dự toán

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tổng chi ngân sách 513.466,5 100,0 639.014,1 100,0 669.641,6 100,0

1. Chi đầu tư PT 98.454,5 19,2 121.643,7 19,0 117.868,4 17,6 2. Trích lập quỹ phát

triển đất từ nguồn thu tiền sử dụng đất

0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

3. Chi thường xuyên 331.355,7 64,5 448.675,3 70,2 483.123,2 72,1 4. Chi CTMT không

có tính chất XDCB 4.345,2 0,8 8.353,5 1,3 8.500,0 1,3 5. Chi từ nguồn huy

động XD CSHT 0,0 0,0 150,0 0,0 150,0 0,0

6. Chi từ nguồn thu

quản lý qua NS 29.776,1 5,8 34.535,6 5,4 45.000,0 6,7 7. Chi chuyển nguồn

sang năm sau 49.535,0 9,6 25.656,0 4,0 15.000,0 2,2

8. Chi nộp ngân sách

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Bàn) * Kết quả điều tra về công tác lập dự toán ngân sách hàng năm

Để khảo sát mức độ đánh giá của các cán bộ liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách hàng năm, tác giả đã tiến hành điều tra 56 cán bộ thuộc các đối tượng điều tra mà tác giả đã trình bày ở nội dung phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4: Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công tác lập dự toán STT Chỉ tiêu Giá trị bình quân Độ lệch chuẩn

1 Huyện có kế hoạch xây dựng dự toán từ sớm tạo thuận

lợi cho các đơn vị thực hiện 3,76 1,14

2 Huyện có hướng dẫn cụ thể trong việc lập dự toán 4,12 0,72

3 Các đơn vị lập và nộp kế hoạch dự toán đúng hạn 3,84 1,05

4 Dự toán các đơn vị lập đúng quy định 3,72 1,06

5 Dự toán lập bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế nông

nghiệp và phát triển nông thôn 3,86 0,92

6 Dự toán các đơn vị lập ít bị điều chỉnh 3,75 1,08

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018)

Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy, xét về mức độ đánh giá của các cán bộ về công tác lập dự toán ngân sách hàng nămthì nội dung “Huyện có hướng dẫn cụ thể trong việc lập dự toán” được đánh giá cao nhất với giá trị bình quân là 4,12. Các nội dung khác về công tác lập dự toán chi đều được đánh giá với điểm bình quân dưới 4, cụ thể là: Dự toán lập bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế nông

nghiệp và phát triển nông thôn(3,86); Các đơn vị lập và nộp kế hoạch dự toán đúng hạn(3,84);Huyện có kế hoạch xây dựng dự toán từ sớm tạo thuận lợi cho các đơn vị thực hiện(3,76);Dự toán các đơn vị lập đúng quy định(3,72) và Dự toán các đơn vị lập ít bị điều chỉnh(3,75). Theo các cán bộ được điều tra khảo sát, trên thực tế mặc dù huyện có kế hoạch triển khai công tác lập dự toán nhưng đôi khi thời gian triển khai quá gấp ảnh hưởng đến chất lượng của dự toán cũng như thời gian lập dự toán. Đi kèm với kế hoạch triển khai công tác lập dự toán là các văn bản hướng dẫn lập dự toán, do đó nội dung “Huyện có hướng dẫn cụ thể trong việc lập dự toán” được đánh giá cao nhất với giá trị bình quân là 4,12.

*Đánh giá về công tác lập dự toán

- Kết quả đạt được:UBND các xã, các cơ quan, đơn vị chuyên môn và UBND, HĐND huyện Văn Bàn đã thực hiện việc lập dự toán, phê quyệt dự toán và phân bổ dự toán theo đúng quy trình, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của huyện và các quy định của Nhà nước. Huyện có thông báo kế hoạch và hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị trong việc lập dự toán.

- Một số hạn chế:Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, công tác lập dự toán NSNN ở huyện Văn Bàn hiện nay còn những hạn chế cần phải khắc phục đó là:

+ Thực tế công tác giao dự toán hiện nay của huyện trên cơ sở số giao của Tỉnh, tính toán và ấn định mức giao chi cho các đơn vị và địa phương trực thuộc. Việc thảo luận dự toán ngân sách chỉ được thực hiện vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo hầu như các xã và các đơn vị không có yêu cầu thảo luận, do đó mặc nhiên thừa nhận theo số tính toán của cấp trên dù có những chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, làm giảm chất lượng của công tác xây dựng dự toán ngân sách rất nhiều. Đồng thời các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành do nguồn thu và nhiệm vụ chi không cân xứng.

tăng trưởng kinh tế và chính sách, chế độ quy định. Do nguồn thu trên địa bàn còn hạn hẹp, hầu hết các xã trong huyện chưa tự cân đối được ngân sách, phải nhận trợ cấp từ ngân sách huyện; ngân sách huyện sẽ cân đối hộ ngân sách cấp dưới, thực hiện trợ cấp bổ sung cho ngân sách cấp dưới nếu tổng thu nhỏ hơn tổng số chi được duyệt, nên các địa phương không lập kế hoạch tích cực, xây dựng kế hoạch thu ngân sách thấp, che dấu nguồn thu để hưởng trợ cấp và hưởng phần thu vượt kế hoạch, làm bội chi ngân sách huyện.

+ Thời gian lập dự toán đối với các đơn vị dự toán và các xã quy định thực hiện trước ngày 15 tháng 10 của năm báo cáo là quá sớm, dẫn tới không ít đơn vị không hình dung hết được tất cả các nhiệm vụ chi của mình phải triển khai trong năm sau (nhất là những nhiệm vụ theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Trung ương, của cấp trên ban hành sau ngày 15 tháng 10 năm báo cáo áp dụng cho năm kế hoạch). Từ đó dẫn tới dự toán ban đầu mang nặng tính hình thức, nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế, số liệu mang tính ước đoán, độ chuẩn xác không cao, dự toán chính thức thường có sự điều chỉnh lớn so với dự toán ban đầu.

- Nguyên nhân của những hạn chế

+ Do trình độ cán bộ làm công tác quản lý NSNN còn hạn chế nên khi bảo vệ số thu, chi với tỉnh không thành công và chưa đưa ra đầy đủ cơ sở thuyết phục nên buộc phải chấp nhận số thu cao tỉnh ấn về và vì vậy một số nhiệm vụ chi chưa đủ để cân đối cho đơn vị.

+ Do văn bản của Chính phủ quy định về thời gian lập dự toán là quá sớm. Công tác dự báo kỳ kế hoạch chưa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)