Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Thời gian qua được sự quan tâm của tỉnh, biết tranh thủ thời cơ và phát huy nội lực, huyện Văn Bàn đã đạt nhiều kết quả khả quan trong phát triển kinh tế. Tình hình phát triển kinh tế của huyện trên các lĩnh vực như sau:

- Phát triển kinh tế nông nghiệp

Là huyện miền núi nên sản xuất nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng với sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Văn Bàn đã phát huy truyền thống quê hương cách mạng, phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương, nỗ lực phấn đấu, tích cực thi đua lao động sản xuất, tình hình kinh tế của huyện tăng trưởng khá.Năm 2017 toàn huyện gieo trồng được 12.348 ha cây lương

thực có hạt, đạt 106,3% kế hoạch tỉnh giao, đạt 104,7% kế hoạch huyện giao. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 58.637 tấn, đạt 104,4% kế hoạch tỉnh giao, đạt 102,5% kế hoạch huyện giao, tăng 2,7% so với cùng kỳ, đạt 99,4% so với Nghị quyết Đại hội Đảng lần XX. Giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác đạt 65 triệu/ha, đạt 123,8% kế hoạch tỉnh giao, đạt 104,3% kế hoạch huyện giao, tăng 8,9% so cùng kỳ, đạt 97% so với Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XX; Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) ước đạt 29,5 triệu đồng, tăng 9,25% so năm trước (27,2 triệu đồng năm 2016).

-Phát triển kinh tế công nghiệp

Trong những năm qua, khu vực kinh tế công nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng khá, tạo được những tiền đề quan trọng để phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực: công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản; thủy điện; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, gạch không nung); dệt may truyền thống…Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1.461,56 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuấttiểu thủ công nghiệp đạt 110,5 tỷ đồng, đạt 117,6% kế hoạch tỉnh giao và đạt 108,2% kế hoạch huyện giao, tăng 16,7% so với cùng kỳ.

- Phát triển kinh tế dịch vụ

Khu vực kinh tế dịch vụ - du lịch trong những năm qua có bước phát triển mạnh. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ - du lịch năm 2017 đạt 660,5 tỷ đồng, so với năm 2016 tăng 15,6%. Thị trường hàng hoá ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được mở rộng, đảm bảo phục vụ nhân dân. Thị trường dịch vụ đã hình thành, các hoạt động kinh doanh vận tải và hành khách bằng đường bộ, kinh doanh nhà hàng, thương mại, khách sạn hàng năm đều tăng.

- Công tác xây dựng nông thôn mới: triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Bàn đã tập trung ưu tiên thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án để quy hoạch phát triển sản xuất, xây

dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân áp dụng tiến bộ mới vào sản xuất, chăn nuôi, thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp. Thông qua việc phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước, các xã trên địa bàn huyện Văn Bàn đã hoàn thành sớm nhiều tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia. Tính đến hết năm 2017, toàn huyện đã thực hiện hoàn thành 240 tiêu chí nông thôn mới, bình quân đạt gần 11 tiêu chí/ xã. Năm 2017, đã có 2 xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới là Võ Lao và Khánh Yên Hạ, nâng tổng số xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới lên 6/22 xã.

3.1.2.2. Dân số, lao động - Dân số

Dân số huyện Văn Bàn năm 2017 là 87.765người, trong đó có 6.486 người sống ở thành thị, chiếm tỷ lệ 7,4%;có 81.044 người sống ở nông thôn, chiếm tỷ lệ 92,6%. Huyện Văn Bàncó mật độ dân số ở mức thấp so với mức trung bình chung của tỉnh Lào Cai. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ở mức thấp so với tỷ lệ phát triển dân số chung. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho toàn huyện là ổn định tỷ lệ tăng trưởng dân số cơ học của huyện để đảm bảo cho sự phát triển.

- Dân tộc

Trên địa bàn huyện Văn Bàn hiện có 12 dân tộc cùng chung sống, gồm: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì. Trong đó, đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Sán Chay, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 4 ngành của dân tộc Mông cư trú ở Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo nên đã tạo ra nền văn hoá đa dạng về bản sắc.

- Lao động

người, chiếm 60,3% tổng dân số của huyện, điều đó cho thấy nguồn lao động trong huyện tương đối dồi dào. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị.

- Việc làm

Hàng năm, huyện Văn Bànđã triển khai nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động như: phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động nhằm làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ; tổ chức mở các lớp dạy nghề, phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành dịch vụ là thế mạnh của địa phương; phối hợp tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, người lao động. Năm 2017, toàn huyện có 1.885 lao động được tạo việc làm mới, tăng 5,2% so với năm 2016. Trong những năm tới, huyện Văn Bàn vẫn xác định cần chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Văn hóa, xã hội - Giáo dục đào tạo

Chất lượng giáo dục toàn diện có bước tiến bộ vững chắc. Chất lượng học sinh đạt giải trong các kì thi cấp huyện, tỉnh, Quốc gia ngày càng tăng. Công tác huy động, duy trì số lượng đạt từ 90 đến 100%; 98-100% học sinh các cấp được đánh giá, phân xếp loại; 99,2% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm. Trong năm học 2016-2017 đã công nhận mới 7 trường, nâng tổng số trường được công nhận toàn huyện lên 66/87 trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên diện tích trường học nhiều nơi còn chật hẹp, thiếu quy hoạch tổng thể nên xây dựng còn chắp vá, thiết bị và đồ dùng giảng dạy không có phòng trưng bày nên chưa nâng cao được hiệu quả khai thác sử dụng.

- Y tế

Ngành y tế huyện những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Thực hiện tốt các chương trình phòng bệnh, phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia, các chính sách, các hoạt động hỗ trợ khám, chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, đồng bào nghèo, dân tộc ít người và gia đình chính sách đạt kết quả tốt. Bước đầu đã huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia đầu tư và hỗ trợ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong năm 2017, bệnh viện Đa khoa huyện đã tiếp nhận 46.574 lượt bệnh nhân, tăng 15,3% so với năm 2016; có 50.112 lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các Trạm y tế trên địa bàn, tăng 4,1% so với năm 2016.

- Chương trình giảm nghèo

Các chính sách về giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được huyệnVăn Bàn triển khai kịp thời, nguồn vốn được khơi thông đã giúp cho các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn nhanh để phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 25,44% năm 2016 xuống còn 21,32% năm 2017.

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)