5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Công táckiểm tra, giám sát ngân sách nhànước cấp huyện
*Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, giám sát trong những năm qua được huyện Văn Bàn hết sức quan tâm. Hàng năm phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị sử dụng nguồn NSNN, của các đơn vị dự toán và UBND các xã. Kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp huyện cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị theo kế hoạch hoặcthanh tra đột xuất. Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước huyện trong những năm gần đây khi thực hiện thanh toán qua hệ thống Tabmis tại Kho bạc Nhà nước đã phát huy tác dụng. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã được phát hiện kịp thời trước khi hành tự qua Ngân sách. Hạn chế rất nhiều sai sót trong hạch toán kế toán Ngân sách Nhà nước, giảm tải cho công tác thẩm định quyết toán ngân sách của cơ quan Tài chính cũng như công tác thanh tra, kiểm toán.
- Kết quả kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàn
Trong giai đoạn 2015-2017, Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàn luôn đảm bảo mọi khoản chi ngân sách nhà nước đều được kiểm tra, kiểm soát chi một cách chặt chẽ theo nội dung, yêu cầu của Luật Ngân sách Nhà nước, các nghị định, thông tư, công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương, đảm bảo vừa đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định, vừa không gây ách tắc trong điều hành ngân sách của các cấp. Hoạt động kiểm soát chi được thực hiện tốt đã cắt giảm được những khoản chi sai mục đích, sai chế độ mà Nhà nước đã quy định, phát huy hiệu lực của “Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí các khoản chi tiêu Ngân sách Nhà nước” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Bên cạnh những khoản chi ngân sách được duyệt và chấp nhận thanh toán thì thông qua kiểm soát chi ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàn đã phát hiện một số khoản chi sai mục đích, không đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức của các đơn vị sử dụngngân sách nhà nước. Có nhiều nguyên nhân bị từ chối thanh toán chi qua kiểm soát tại Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàn giai đoạn 2015-2017, đó là do các đơn vị hưởng ngân sách nhà nước chi vượt dự toán; chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức; chi sai mục lục ngân sách; làm sai các yếu tố chứng từ và thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán. Bảng tổng hợp các nguyên nhân bị từ chối thanh toán chi qua kiểm soát tại Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàn giai đoạn 2015-2017được thể hiện qua bảng số liệu 3.15:
Bảng 3.15: Tình hình bị từ chối thanh toán chi NSNN quakiểm soát tại KBNN huyện Văn Bàn giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu Số món từ chối
(món)
Số tiền từ chối (triệu đồng)
- Chi vượt dự toán 24 6.223
- Sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức 47 7.545
- Chi sai mục lục ngân sách 15 844
- Sai các yếu tố chứng từ 36 5.672
- Thiếu hồ sơ, thủ tục 46 8.668
Tổng 168 28.952
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước huyện Văn Bàn)
Trong giai đoạn 2015-2017, thông qua kiểm soát tại Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàn đã từ chối 168 khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện với tổng kinh phí từ chối thanh toán là 28.952 triệu đồng. Nguyên nhân cụ thể như sau:
+ Chi vượt dự toán Ngân sách:các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước chi vượt dựtoán được cấp có thẩm quyền giao, qua kiểm soát chi Kho bạc nhà
nước huyện Văn Bàn đã phát hiện và từ chối thanh toán là 24 món chi với tổng số tiền là 6.223 triệu đồng.
+ Chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi: mức chi của đơn vị thụ hưởngngân sách nhà nướcphải thấp hơn hoặc bằng tiêu chuẩn, định mức chi của cấp có thầm quyền quy định. Nếu khoản chi ngân sách nhà nước không có trong chế độ hoặc có nhưng mức chi cao hơn tiêu chuẩn, định mức thì Kho bạc nhà nước huyện Văn Bànsẽ từ chối thanh toán các khoản chi đó. Trong giai đoạn 2015-2017, Kho bạc nhà nước huyện Văn Bànđã từ chốithanh toán 47 món chi với số tiền là 7.545 triệu đồng.
+ Chi sai mục lục ngân sách: các đơn vịthực hiện rút dự toán ngân sách nhà nướcmà giữa mục chi của mục lục ngân sách Nhà nước với nội dung phátsinh không khớp đúng, Kho bạc nhà nước huyện Văn Bànđã từ chối thanh toán 15 món chi với tổng số tiền là 844 triệu đồng.
+ Chi sai các yếu tố trên chứng từ chi ngân sách nhà nước: qua công tác kiểm soátchứng từ chi dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước huyện Văn Bànđã trả lại giấy rút dự toán ngân sách đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung vì ghi sai các yếu tố trên chứng từ 36 món với số tiền là 5.672 triệu đồng. Các trường hợp chi sai các yếu tố trên chứng từ chi ngân sách nhà nước chủ yếu là sai tên đơn vị, số hiệu tài khoản, mã đơn vị quan hệ ngân sách, hình thức chi, số tiền bằng số, bằng chữ, chữ ký, mẫu dấu.
+ Thiếu hồ sơ, thủ tục: tương ứng với một khoản chi ngân sách nhà nước thì hồ sơ, chứng từ được đơn vị sử dụng ngân sách mang đến Kho bạc nhà nước huyện Văn Bànđể kiểm soát, thanh toán phải đầy đủ và hợp pháp, hợp lệ. Nếu thiếu hoặc chưa đúng thì Kho bạc nhà nước huyện Văn Bàntừ chối thanh toán và đề nghị đơn vị bổ sung theo đúng quy định. Qua kiểm soát chi, Kho bạc nhà nước huyện Văn Bànđã phát hiện và từ chối thanh toán 46 món chi với tổng số tiền là 8.668 triệu đồng.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Văn Bàn đã phát hiện ra một số hạn chế còn tồn tại, cụ thể là:
+ Chính quyền một số xã chưa chú trọng tới công tác chỉ đạo, còn phó mặc cho bộ phận kế toán xã trong việc lập dự toán, chấp hành chi và quyết toán ngân sách.
+ Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức thực hiện chi ngân sách còn chưa được thực hiện thường xuyên.
+ Sự phối hợp giữa các phòng ban và UBND các xã trong việc tham mưu cho UBND huyện để thực hiện các nguồn vốn còn hạn chế, chưa triển khai kịp thời các nguồn vốn còn để chuyển nguồn vốn lớn.
* Kết quả điều tra về công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp huyện
Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công táckiểm tra, giám sát ngân sách
STT Chỉ tiêu Giá trị
bình quân
Độ lệch chuẩn
1 Các đơn vị thực hiện thường xuyên tự kiểm tra công tác
quản lý ngân sách 4,02 0,76
2 Huyện thường tổ chức đoàn thanh, kiểm tra trước khi
thực hiện dự toán 3,32 0,82
3 Trong quá trình thực hiện dự toán huyện thường xuyên
thanh, kiểm tra 3,65 1,00
4 Khi thanh, kiểm tra có vấn đề nảy sinh được xử lý ngay 3,84 1,02 5 Nhiều điều chỉnh không được báo cáo cấp có thẩm
quyền phê duyệt trước 3,12 0,90
7 Lãnh đạo luôn sát sao kiểm tra 3,82 0,96
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018)
Qua bảng số liệu 3.16 cho thấy, xét về mức độ đánh giá của các cán bộ về công táckiểm tra, giám sát ngân sách hàng năm thì nội dung được đánh giá ở mức cao nhất là các đơn vị thực hiện thường xuyên tự kiểm tra công tác quản lý chi ngân sách(4,02). Đa số các nội dung được các cán bộ đánh giá khá tốt như lãnh đạo luôn sát sao kiểm tra; khi thanh, kiểm tra có vấn đề nảy sinh được xử lý ngay. Tuy nhiên, hai tiêu chí được đánh giá tương đối thấp là huyện thường tổ chức đoàn thanh, kiểm tra trước khi thực hiện dự toán(3,32)và trong quá trình thực hiện dự toán huyện thường xuyên thanh, kiểm tra(3,65).
* Đánh giá chung về công tác kiểm tra, giám sát - Những kết quả đạt được
Công tác kiểm tra, giám sáttrên địa bàn đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Văn Bàn. Qua công tác kiểm tra, giám sátđã giúp các vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước giảm bớt qua các năm.
- Những hạn chế còn tồn tại
+ Công táckiểm tra, giám sátcủa các cơ quan quản lý Nhà nước đã được chú trọng, tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
+ Công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước huyện nhiều khi cán bộ thừa hành không hiểu hết chính sách chế độ, làm sai chức năng thẩm quyền, máy móc dập khuôn nên gây ra không ít khó khăn, ách tắc trong quá trình chi ngân sách của các đơn vị.
+ Việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước xét duyệt khá nghiêm ngặt về tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ nhưng ít quan tâm đến hiệu quả chi tiêu.
+ Một số xử lý vi phạm trong việc quản lý ngân sách có lúc có nơi chưa minh bạch, chưa công bằng, còn mang nặng tính chủ quan làm cho đơn vị bị xử lý chưa thật sự tôn trọng về kết quả xử lý.
- Nguyên nhân của các hạn chế
+ Cán bộ chuyên quản của các phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện, do biên chế có hạn nên rất ít có thời gian đi cơ sở và làm không thường xuyên theo quý, thường mỗi đơn vị phải một năm mới thẩm tra quyết toán ngân sách được một lần, còn việc đi kiểm tra cơ sở mỗi năm chỉ xây dựng kế hoạch kiểm tra một vài đơn vị trên địa bàn huyện.
+ Cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát dựa trên dự toán lập và chứng từ hợp lệ để chứng minh tính hợp pháp của các khoản chi. Còn hiệu quả chi tiêu là trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai