5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Hoàn thiện công tácquyết toánngân sách nhànước
- Các đơn vị cấp dưới chịu trách nhiệm chính trong lập quyết toán ngân sách nhà nước tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với số chi phát sinh trong năm
qua Kho bạc nhà nước, lập các biểu mẫu theo qui định của Bộ Tài chính và gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung chi theo mục lục ngân sách nhà nước và phải lập đúng thời gian qui định. Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới, Thủ trưởng đơn vị cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dưới. - Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán chi ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện Văn Bàn, lập quyết toán chi ngân sách địa phương và tổng hợp báo cáo quyết toán địa phương trình HĐND huyện phê chuẩn.
- Đối với cơ quan Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán chi ngân sách nhà nước theo đúng mục lục, đảm bảo các khoản chi phát sinh được hạch toán chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ theo định kỳ hàng tháng, quí, năm.
- Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu thuyết trình, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết HĐND để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp trong những năm kế tiếp.
- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ, chú trọng hoạt động giám sát của các đoàn thể quần chúng, của nhân dân và hoạt động tự giám sát, kiểm tra tài chính của đơn vị cơ sở. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng kinh phí. Các cán bộ chuyên quản nhất là cán bộ chuyên quản khối xã, thị trấn phải thường xuyên bám sát đơn vị được giao phụ trách để hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ các đơn vị ngay trong quá trình thực hiện chi tiêu ngân sách để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa
những sai phạm, thiếu sót có thể xảy ra. Cần có cơ chế qui định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai sót tại đơn vị được giao phụ trách, cán bộ chuyên quản phải chịu trách nhiệm về số liệu kiểm tra, phê duyệt quyết toán của mình.
4.2.4.Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước
Thanh tra, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, là chức năng thiết yếu của ngành Tài chính Nhà nước. Làm tốt công tác thanh tra tài chính và kiểm soát ngân sách nhà nước sẽ góp phần phòng ngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho Nhà nước, tăng nguồn lực tài chính đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Các biện pháp cần thực hiện là:
- Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập, chấp hành và quyết toán tức là kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước.
- Cải tiến việc kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán do cơ quan Tài chính đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán chi phải thật cụ thể, rõ ràng minh bạch và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan giải quyết công tâm các vấn đề chưa được đồng thuận giữa các cơ quan tham gia lập dự toán ngân sách.
- Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát quyết toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật, xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý ngân sách và có chính sách động viên kịp thời việc khai thác tốt nguồn thu và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện nghiêm túc việc khen thưởng cũng như xử lý kịp thời các hiện tượng vi phạm trong quản lý, điều hành ngân sách nhằm phát hiện và ngăn ngừa những sai phạm góp phần tích cực cho việc đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm và hiệu quả trong quản lý ngân sách nhà nướccủa huyện Văn Bàn.