5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới công tácquản lýngân
- Thuận lợi
Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, nhiều chính sách mới về đầu tư phát triển đang được triển khai. Nền kinh tế của huyện đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá.Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, cùng với đó là trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Tiềm năng du lịch của Văn Bànlà một lợi thế so sánh để phát triển ngành này trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.
- Khó khăn
Là huyện miền núi, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều mặt không thuận lợi như: núi cao, độ chia cắt lớn, chủ yếu là đồi núi, đất canh tác ít, giao thông đi lại còn khó khăn, điểm xuất phát trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn thấp, kết cấu hạ tầng mặc dù đã được cải thiện nhưng còn yếu và thiếu; tập quán canh tác và nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn; trình độ dân trí chưa đồng đều giữa các vùng; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Bên cạnh đó là khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ đáp ứng được một tỷ lệ nhỏ tổng chi của huyện, còn lại phải lấy từ ngân sách trung ương. Nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn dẫn đến khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn.