Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 43 - 47)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, hành chính

Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75km.Tọa độ địa lý của huyện là từ 21°57′ đến 22°17′ vĩ độ Bắc và 103°57′ đến 104°30′ kinh độ Đông. Huyện có 22 xã, thị trấn, bao gồm: Chiềng Ken, Dần Thàng, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Liêm Phú, Minh Lương, Nậm Chầy, Nậm Mả, Nậm Dạng, Nậm Tha, Nậm Xây, Nậm Xé, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Thẩm Dương, Văn Sơn, Võ Lao và thị trấn Khánh Yên. Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía đông giáp với huyện Bảo Yên; - Phía tây giáp với tỉnh Lai Châu;

- Phía nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái; - Phía bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Văn Bàn nằm trong nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là

đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350m, có nơi trên 500m). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400m - 700m.Độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng (2.914,0 m), thấp nhất là Ngòi Chăn (85 m). Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Huyện Văn Bàn nằm trong vùng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ và mùa đông thường kéo dài, mùa xuân và mùa thu thường ngắn. Do địa hình nhiều đồi núi cao, rừng nhiều nơi bị nghèo kiệt, khí hậu thường xuyên thay đổi theo mùa, theo năm, hệ thống suối dày đặc khi mưa lớn xảy ra thường gây lũ quét.

- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C.

- Về số giờ nắng:tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng không đều trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều tập trung vào tháng 5 (180 - 200 giờ), mùa khô số giờ nắng ít, ít nhất vào tháng 2 (30 - 40 giờ).

- Về độ ẩm:độ ẩm không khí trung bình là 86% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm, thấp nhất là tháng 12 (65 - 75%), cao nhất là tháng 7 (80 - 90%).

- Về lượng mưa:lượng mưa trung bình trên năm là 1.500 mm tập trung vào tháng 7 đến tháng 10, chiếm 70% lượng mưa cả năm.

Điều kiện khí hậu khá điều hòa là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như nhãn, bưởi, hồng, chuối,...; các cây lương thực như ngô, lúa,... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy sản.Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết, sương muối, mưa đá nhưng khí hậu ở huyện Văn Bàn chịu ảnh hưởng của các gió địa phương như gió Lào khô và nóng hoặc mưa lớn kèm với dòng chảy mạnh của các con suối lớn vào mùa lũ,

làm gia tăng các hoạt động xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất

Huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lào Cai với 140.572,89ha, trong đó:

+ Diện tích đất nông lâm nghiệp là 105.276,85 ha, chiếm 74,9% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 15.751,83ha, chiếm 15% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp; Đất lâm nghiệp là 89.525,02ha, chiếm 85% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp.

+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.432,02 ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở có diện tích là 636,24ha,chiếm 18,5% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất chuyên dùng là2.795,78ha, chiếm 81,5% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Diện tích đất chưa sử dụng là31.864,02ha, chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Bàn.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Bàn năm 2017

Chỉ tiêu Diện tích (Ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích tự nhiên 140.572,89 100 1. Đất nông nghiệp 105.276,85 74,9

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 15.751,83 15,0

- Đất cây hàng năm 11.262,43 71,5

- Đất cây lâu năm 3.908,69 24,8

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 580,71 3,7

2. Đất phi nông nghiệp 3.432,02 2,4

2.1. Đất chuyên dùng 2.795,78 81,5

2.2. Đất ở 636,24 18,5

3. Đất chưa sử dụng 31.864,02 22,7

(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Văn Bàn) - Tài nguyên nước

Văn Bàn có hệ thống sông ngòi khá dày, bình quân từ 1 - 1,75 km/km², gồm sông Hồng (chảy trên địa bàn huyện 21 km)và các suối chính như: Ngòi Nhù, Nậm Tha, Ngòi Chàn. Huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, nguồn nước treo cao dễ khai thác sử dụng. Đối với nguồn nước mặt: tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu như suối Nậm Mu, suối Nậm Khóa, suối Nậm Xây Nọi, suối Nậm Chày, suối Chút, suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Dạng, suối Nậm Mả, suối Nậm Tha,...và khe nhỏ khác trên toàn huyện. Đối với nguồn nước ngầm: sự phân bố nước ngầm trên địa bàn huyện tương đối đều. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn huyện chưa được đánh giá cụ thể và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.Nguồn nước cấp cho huyện hiện tại lấy từ khe suối núi Gia Lan. Do tính chất của hệ thống cấp nước huyện dùng nguồn nước mặt là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt cần quan tâm bảo vệ.

- Tài nguyên khoáng sản

Trung tâm huyện và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.Quặng Apatít: trên địa bàn huyện có mỏ Apatít Tam Đỉnh - Làng Phúng, trữ lượng hơn 11 triệu tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Sơn Thủy, Chiềng Ken và Văn Sơn, Võ Lao.Mỏ Cao lanh

- Felspat có trữ lượng trên 10 triệu tấn phân bố tập trung chủ yếu ở xã Làng Giàng.Quặng sắt: Trữ lượng trên 60 triệu tấn, phân bố tại khu vực thôn Khe Lếch, Khe Hồng, Khe Phàn, xã Sơn Thủy và Làng Vinh, xã Võ Lao. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện gồm có đá vôi, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, suối Chăn và suối Nhù.

- Tiềm năng du lịch

Toàn huyện hiện có 03 điểm di tích được xếp hạng, trong đó có 01 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia là Đền Cô Tân An; 02 di tích được xếp hạng cấp tỉnh là Đền Ken - xã Chiềng Ken và Khu du kích Gia Lan - Khánh Yên Thượng. Trong những năm qua các di tích này đã được đầu tư để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa. Bên cạnh đó, hiện tại trên địa bàn huyện đã xây dựng 01 làng văn hóa ẩm thực (của đồng bào dân tộc Tày) tại tổ dân phố Mạ 2, Thị trấn Khánh Yên và có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch làng bản, du lịch đường rừng, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Hoàng Liên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)