Quyết toánngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 74 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Quyết toánngân sách huyện

Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi NSNN phải tổ chức hoạch toán, kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước.Cơ quan Kho bạc nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện tiến độ dự toán thu, chi cho cơ quan Tài cính và cơ quan Nhà nước hữu quan.Các cơ quan quản lý Ngân sách huyện, các đơn vị dự toán có trách nhiệm hợptác thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chi NSNN, tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN. Ở các nội dung phân tích dưới đây, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích công tác quyết toán ngân sách nhà nước của 22 đơn vị có tổ chức thu, chi ngân sách nhà nước, cụ thể là 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện để thấy rõ hơn công tácquyết toán ngân sách nhà nước tại huyện Văn Bàn trong giai đoạn 2015-2017.

*Tình hình nộp báo cáo quyết toán

Bảng 3.11: Tình hình nộp báo cáo quyết toáncủa các đơn vị trên địa bàn huyện Văn Bàngiai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số đơn vị 22 22 22

Nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian 13 15 19

Tỷ lệ (%) 59,1 68,2 86,4

Nộp chậm báo cáo quyết toán 9 7 3

Tỷ lệ (%) 40,9 31,8 13,6

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Bàn)

Bảng 3.11 cho thấy việc nộp báo cáo quyết toán NSNN trong những năm qua đúng thời gian năm sau tốt hơn năm trước. Năm 2015: 13 đơn vị nộp đúng hạn chiếm 59,1%;09 đơn vị nộp chậm chiếm 40,9%.Năm 2016: 15 đơn vị nộp đúng hạn chiếm 68,2%;07 đơn vị nộp chậm chiếm 31,8%. Năm 2017: 19 đơn vị nộp đúng hạn chiếm 86,4%;3 đơn vị nộp chậm chiếm 13,6%. Công tác quyết toán được các đơn vị chú trọng và ý thức của các đơn vị cũng được nâng dần lên qua các năm.

* Mức độ lập báo cáo quyết toán

Bảng 3.12: Mức độlập báo cáo quyết toáncủa các đơn vị trên địa bàn huyện Văn Bàngiai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số đơn vị 22 22 22

Số đơn vị lập được báo cáo quyết toán 21 21 22

Tỷ lệ (%) 95,4 95,4 100

Số đơn vị không lập được báo cáo

quyết toán 1 1 0

Tỷ lệ (%) 4,6 4,6 0,0

Bảng 3.12 cho thấy hầu hết các đơn vị lập được báo cáo quyết toán theo đúng qui định của Bộ Tài chính.Năm 2015 và năm 2016, có 21/22 đơn vị lập được báo cáo quyết toán, chiếm tỷ lệ 95,4%; 01 đơn vị không lập được báo cáo quyết toán, chiếm 4,6%. Đến năm 2017, 100% các đơn vị đã lập được báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

- Chất lượng báo cáo quyết toán

Bảng 3.13: Chất lượng báo cáo quyết toáncủa các đơn vị trên địa bàn huyện Văn Bàngiai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số đơn vị 22 22 22

Lập báo cáo quyết toán đúng mục lục

ngân sách và biểu mẫu 17 18 20

Tỷ lệ (%) 77,3 81,8 90,9

Lập báo cáo quyết toán không đúng

mục lục ngân sách và biểu mẫu 5 4 2

Tỷ lệ (%) 22,7 18,2 9,1

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Văn Bàn)

Bảng 3.13 cho thấy, chất lượng báo cáo công tác quyết toán hàng năm được nâng lên rõ rệt, các báo cáo quyết toán được lập đúng mẫu biểu của Bộ Tài chính quy định. Năm 2015 số đơn vị lập báo cáo quyết toán và hạch toán theo đúng mục lục ngân sách nhà nước là17 đơn vị, chiếm 77,3%; 5 đơn vị lập không đúng chiếm 22,7%. Năm 2016, số đơn vị lập báo cáo quyết toán và hạch toán theo đúng mục lục ngân sách nhà nước là 18 đơn vị, chiếm 81,8%; 04 đơn vị lập không đúng chiếm 18,2%. Năm 2018, số đơn vị lập báo cáo quyết toán và hạch toán theo đúng mục lục ngân sách nhà nước là 22 đơn vị, chiếm 90,9%; 02 đơn vị lập không đúng chiếm 9,1%.

* Kết quả điều tra về công tác quyết toánngân sách nhà nước

toánngân sách nhà nước hàng năm, tác giả đã tiến hành điều tra 56 cán bộ thuộc các đối tượng điều tra mà tác giả đã trình bày ở nội dung phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.14 dưới đây:

Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước về công tácquyết toánngân sách

STT Chỉ tiêu Giá trị bình quân

Độ lệch chuẩn

1 Huyện thực hiện nghiêm công tác quyết toán hàng năm 4,06 0,96 2 Nhiều đơn vị có những khoản mục không được quyết

toán 3,86 0,92

3 Nhiều đơn vị phải chuẩn bị lại hồ sơ quyết toán 3,75 0,96

4 Cán bộ làm công tác quyết toán của huyện có chuyên

môn 3,88 1,04

5 Quyết toán được thực hiện nhanh gọn 3,46 0,84

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018)

Qua bảng số liệu 3.14 cho thấy, xét về mức độ đánh giá của các cán bộ về công tácquyết toán ngân sách nhà nước hàng nămthì nội dung được đánh giá ở mức cao nhất là huyện thực hiện nghiêm công tác quyết toán hàng năm(4,06), còn lại các nội dung được khảo sát đều được đánh giá dưới mức 4, trong đó nội dung được đánh giá thấp nhất là quyết toán được thực hiện nhanh gọn(3,46). Thời gian tới, huyện cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh thời gian quyết toán cho các đơn vị sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

* Đánh giá chung về công tác quyết toán ngân sách - Những kết quả đạt được

Nhìn chung, đa số các đơn vị lập được báo cáoquyết toán đúng mục lục ngân sách và biểu mẫu; nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian. Số đơn vị không lập được báo cáo quyết toán và nộp báo cáo quyết toán chậm đã có xu hướng

giảm xuống qua các năm. Điều đó cho thấy, các đơn vị đã quan tâm hơn đến công tác quyết toán ngân sách nhà nước.

- Những hạn chế còn tồn tại

+ Việc nộp báo cáo quyết toán chậm vẫn còn xảy ra mặc dù đã có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2015 có 9 đơn vị nộp chậm, chiếm tỷ lệ 40,9%. Đến năm 2017, vẫn còn 3 đơn vị nộp chậm, chiếm tỷ lệ 13,6%.

+ Chất lượng báo cáo quyết toán được nâng lên nhưng vẫn còn một số đơn vị lập báo cáo quyết toán không đúng với mẫu biểu của Bộ Tài chính và mục lục ngân sách nhà nước. Năm 2015, số đơn vị lập báo cáo quyết toán và hạch toán không theo đúng mục lục ngân sách nhà nước là 05 đơn vị, chiếm tỷ lệ 22,7%. Đến năm 2017, số đơn vị lập báo cáo quyết toán và hạch toán không theo đúng mục lục ngân sách nhà nước là 02 đơn vị, chiếm tỷ lệ 9,1%.

+ Công tác thẩm định xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các đơn vị, những bài học kinh nghiệm trong công tác chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng ngân sách.

- Nguyên nhân của những hạn chế

+ Chất lượng đội ngũ kế toán tại một số các xã còn yếu. Một số nơi chấp hành chưa nghiêm chỉnh chế độ chứng từ kế toán, nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán. Cán bộ kế toán chưa thực sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, báo cáo quyết toán còn gửi chậm.

+ Việc quản lý chi của cơ quan Kho bạc Nhà nước huyện Văn Bàn qua chứng từ còn nặng nề, đôi khi dẫn tới việc gây phiền hà, khó khăn cho đơn vị và có những lúc thiếu công bằng trong xử lý. Có một số trường hợp Kho bạc nhà nước còn để lọt lưới dẫn đến việc thanh quyết toán còn chưa đúng đủ thủ tục qui

định hiện hành như một số khoản chi cho nợ hóa đơn theo qui định của Bộ tài chính mà chỉ có hợp đồng mua bán đã cho đơn vị thanh quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)