Hoàn thiện công tác lập dựtoán ngân sách nhànước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập dựtoán ngân sách nhànước

- Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách nhà nước cũng như làm cho ngân sách nhà nước có tính ổn định an toàn và hiệu quả. Lập dự toán ngân sách nhà nước phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phương. Lập dự toán ngân sách nhà nước phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước qui định, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trường.

- Công tác lập dự toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán. Trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước cho cần chú ý 2 khâu then chốt là khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị và khâu xem xét dự toán của các đơn vị lập gửi cho cơ quan tài chính, cơ quan tài chính phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ nhu cầu ngân sách của đơn vị để phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

- Để hạn chế tình trạng các đơn vị lập dự toán ngân sách nhà nước không tích cực, giảm dự toán thu, nâng dự toán chi, phòng Tài chính - Kế hoạch cần có chương trình kế hoạch cụ thể, khảo sát nắm chắc tình hình khả quan với nguồn thu của các đối tượng phải nộp thuế và các đối tượng sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước để xây dựng dự toán thu, chi sát thực, khoa học, đảm bảo các nhu cầu ngân sách cho kỳ kế hoạch. Khi yêu cầu các đơn vị lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán, nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế

độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền phân cấp cho HĐND huyện, xã, thị trấn có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương nhằm phát huy tính chủ động và đề cao vai trò, trách nhiệm của HĐND các cấp theo đúng qui định của Luật NSNN; khuyến khích khai thác các nguồn thu tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, bồi dưỡng và tăng thu cho ngân sách nhà nước để bù đắp đủ cho nhu cầu chi tiêu trong năm.

4.2.2.Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách nhà nước là vấn đề mấu chốt quyết định hiệu quả hoạt động của ngân sách nhà nước. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng đã được Chính phủ ban hành và triển khai rộng khắp. Việc quản lý ngân sách nhà nước chặt chẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện đổi mới công tác quản lý ngân sách nhà nước theo những nội dung sau:

- Công tác tổ chức chấp hành ngân sách: cần cụ thể hóa dự toán cho đã được duyệt có chia ra từng quí, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo với tình hình thực tế của địa phương. - Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu.Để có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn vậy cần phải triệt để khai thác các nguồn thu sẵn có và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho ngân sách huyện. Để phát triển nguồn thu cho ngân sách, ngoài việc tận dụng khai thác những tiềm năng vốn có, cấp chính quyền địa phương còn phải có các giải pháp

nuôi dưỡng và tạo nguồn thu một cách ổn định, bền vững. Điều này đòi hỏi phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, giành một phần vốn ngân sách cho đầu tư khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

-Đối với quản lý ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ bản: để quản lý tốt chi đầu tư xây dựng cơ bản, chính quyền huyện phải chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần bám sát qui hoạch, kế hoạch được duyệt tham mưu cụ thể cho UBND huyện thực hiện việc sắp xếp bố trí đầu tư phù hợp đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; hướng dẫn và giám sát thực hiện nghiêm túc trình tự và thủ tục quản lý kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo việc áp dụng các tiêu chuẩn định mức, đơn giá sát thực, kịp thời, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản do bố trí dàn trải, kéo dài thời gian đầu tư, nâng giá trị quyết toán công trình.

-Đối với quản lý ngân sách cho chi thường xuyên:thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí để tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức đi đến hành động của từng đơn vị, từng cán bộ công chức của huyện. Để thực hiện chủ trương này, huyện Văn Bàn cần thực hiện kiên quyết, không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền vận động mà phải đi vào thực chất, áp dụng các chế tài thích đáng.Thực hiện tiết giảm các khoản chi hành chính thiếu thiết thực, mang tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếp khách, tham quan; Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính, tăng cường phân cấp cho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)