5. Kết cấu luận văn
4.2.6. Nâng cao chất lượng thông tin
Càng ngày, vai trò của thông tin trong việc quản lý Ngân hàng ngày càng quan trọng. Việc quản lý nói cho cùng thì cũng là việc thu thập và xử lý thông tin. Thông tin càng đầy đủ, càng chính xác và kịp thời thì việc đưa ra quyết định càng hiệu quả. Chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng, đa dạng hoá các nguồn thông tin, các nguồn thông tin phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và phải được sàng lọc sao cho đảm bảo tính khách quan và chính xác. Thông tin Ngân hàng có thể lấy từ các nguồn sau:
• Thông tin trực tiếp từ khách hàng qua phỏng vấn, quan sát, tìm hiểu trực tiếp tại địa điểm sản xuất kinh doanh. Nguồn này rất quan trọng, nó phản ánh ý thức của người vay, cũng như năng lực sản xuất.
• Thông tin từ trung tâm tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Đây là trung tâm đầu mối thu thập thông tin tín dụng liên quan tới khách hàng của các NHTM. Nhưng nguồn thông tin này còn có nhiều bất cập do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan.
• Thông tin từ các bạn hàng của chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề, địa phương qua đó xác định được vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
• Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý kinh tế và các đầu mối thông tin quan trọng như Tổng cục Thống kê, Tổng cục thuế, Bộ kế hoạch và đầu tư, ủy ban vật giá.
Tình trạng lãng phí thông tin của Ngân hàng ở nước ta còn nhiều, để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng Ngân hàng cần phải:
• Chủ động, tích cực trong việc khai thác thông tin một cách đa dạng, chính xác đầy đủ, kịp thời cho việc thẩm định.
• Bên cạnh việc thu thập thông tin thì cần phải phân tích xử lý thông tin, có được các mảng thông tin về thị trường, giá cả, về chính sách. Cần có định hướng phù hợp cho từng đối tượng để quá trình xử lý thông tin khi phân tích rủi ro đạt được hiệu quả cao.
• Thiết lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với chính quyền, các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành nghề, thị trường liên quan.
4.2.7. Tiến hành đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính sách cho vay hợp lý
Để nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải có sự đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng để có thể xác định mức cho vay và thực hiện áp dụng các chính sách cho vay thích hợp đối với từng nhóm khách hàng.
Hiện nay, Chi nhánh vẫn đang thực hiện đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng trên hệ thống Incas để có chính sách cho vay phù hợp và để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ chấm điểm nên kết quả đôi khi không phản ánh chính xác.
Trong quá trình đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt, có nguồn thu chuyển về TKTG duy nhất tại Chi nhánh, có quan hệ tín dụng chủ yếu tại BIDV Thái Nguyên, toàn bộ tài sản bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng, Chi nhánh có thể xem xét nâng hạn mức cho vay hiện tại phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong đó các mức tín dụng mới phát sinh có thể không cần áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản;
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác thì Chi nhánh cần theo dõi chặt chẽ tình hình
biến động quan hệ tín dụng của khách hàng này (thông qua báo cáo tài chính, báo cáo dư nợ vay vốn, thông qua Trung tâm thông tin CIC…) đồng thời cần nghiên cứu áp dụng CSCV, chính sách khách hàng và chính sách lãi suất hợp lý để đảm bảo khả năng thu hút và tăng trưởng quan hệ tín dụng của khách hàng;
- Đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời về tài chính, Chi nhánh cần thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp (thông qua báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, trao đổi trực tiếp với chủ doanh nghiệp…) để tư vấn các vấn đề tài chính, thị trường, quy mô tín dụng để giúp khách hàng duy trì ổn định và tìm kiếm khả năng phát triển hoạt động. Đối với các khách hàng này, việc xem xét mức cho vay cần được thực hiện cẩn thận, việc áp dụng các CSCV phải được thực hiện linh hoạt, có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn của các khoản nợ để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được bình thường;
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, BIDV Thái Nguyên cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tuân thủ hướng dẫn của BIDV về việc đánh giá, phân loại khách hàng theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm;
- Chi nhánh cần theo dõi, đánh giá tình hình trả nợ của khách hàng để đánh giá thái độ, tinh thần hợp tác của khách hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ;
- Đội ngũ CBTD phải luôn theo dõi sát sao khách hàng/khoản vay để nắm vững tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ để đánh giá khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.
Tóm lại: Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên. Theo quan điểm riêng của tác giả, trước hết BIDV cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án song song với việc mở rộng, đa dạng hóa KHDN về số lượng và ngành nghề kinh doanh. Đây là hai nhiệm vụ trọng tâm, bức thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHDN, tối thiểu hóa rủi ro hoạt động cho BIDV. Nhóm giải pháp về đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ hay áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, BIDV Thái Nguyên cần thực hiện tùy theo diễn biến thị trường, hoạt động của các ngân hàng bạn trên cơ sở ý kiến chỉ đạo từ NHNN. Ngoài ra, BIDV Thái Nguyên cũng cần tiếp tục thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu và văn hóa theo định hướng của BIDV.