Tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 62 - 72)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

3.2.3.1. Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

BIDV Thái Nguyên là một trong số 11 chi nhánh ngân hàng Kiến Thiết đầu tiên trên cả nước. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay, BIDV nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng đã phát triển được mạng lưới khách hàng rộng khắp. Hoạt động tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên có thể được đánh giá là mạnh mẽ nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. KHDN có quan hệ tín dụng với BIDV Thái Nguyên bao gồm các KHDN có quy môn lớn, vừa và nhỏ. Số lượng và quy mô KHDN của BIDV Thái Nguyên được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3.5: Quy mô khách hàng giai đoa ̣n 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 1. Tổng số khách hàng 93.120 100 104.175 100 110.293 100 2. KHDN 2.500 2,685 2.709 2,60 2.956 2,68

- Theo quy mô

+ KHDN lớn 133 5,30 160 5,90 161 5,45

+ KHDN nhỏ và vừa 2.368 94,70 2.549 94,10 2.795 94,55

- Theo loại hình kinh doanh

Công nghiệp 680 27,2 745 27,5 813 27,5

Thương nghiệp, dịch vụ 863 34,5 932 34,4 1.017 34,4

Xây dựng 703 28,1 759 28 828 28

Ngành khác 255 10,2 274 10,1 299 10,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

Xét về quy mô, số lượng khách hàng tại BIDV Thái Nguyên gia tăng khá nhanh với các mức tăng lần lượt là 11,9% (năm 2015) và 6,12% năm 2016. Trong đó, chủ yếu là do tăng lượng khách hàng cá nhân (KHCN). KHDN tại chi nhánh cũng có sự gia tăng về số lượng (lần lượt là 209 KH và 247 KH tương ứng tốc độ tăng 8,4% và 9,12% năm 2015 và 2016) với cả KHDN lớn và KHDN quy mô vừa và nhỏ (SMEs). Lượng KHDN lớn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 5%) có tăng về số lượng, nhưng không đáng kể. Đối tượng khách hàng này chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng và sản xuất. Số lượng KHDN nhỏ và vừa cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm (7,7% năm 2015 và 9,64% năm 2016) là nhóm khách hàng kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ... Có được kết quả như trên là do chi nhánh đã xây dựng và phát triển cho mình một nền khách hàng hiệu quả trên cơ sở: Sàng lọc và phân tích nền khách hàng hiện có, duy trì những khách hàng truyền thống, có uy tín, có quan hệ lâu dài. Không ngừng gia

tăng, phát triển nền khách hàng bán lẻ, chú trọng việc khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng cường bán chéo, bán kèm sản phẩm để gia tăng hiệu quả hoạt động trên từng khách hàng.

Tuy nhiên, công tác phát triển khách hàng tại BIDV vẫn còn vấp phải một số khó khăn. Mức độ tập trung vốn mở một nhóm khách hàng lớn vẫn ở mức cao nên nền vốn của chi nhánh chịu tác động mạnh khi thị trường có biến động làm ảnh

hưởng đến độ ổn định nguồn vốn ngân hàng (Cụ thể: Huy động vốn của 20 khách

hàng lớn nhất đạt 963 tỷ đồng tỷ chiếm 18,6% tổng nguồn vốn). Đồng thời, dư nợ

của nhóm khách hàng này cũng ở mức cao (khoảng 60%-70% tổng dư nợ) nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó, trong thời gian tới BIDV Thái Nguyên cần tăng số lượng khách hàng mới để giảm sự phụ thuộc, sự tập trung dư nợ ở một số khách hàng lớn. Đa dạng hóa nền khách hàng tín dụng, tiếp thị khách hàng hoạt động ở một số lĩnh vực mới có rủi ro kinh doanh thấp như: sản xuất hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch, dịch vụ công nghệ cao...

3.2.1.2. Tổ chức nhân sự cho hoạt động tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên

BIDV là một trong những NHTM có lịch sử phát triển, quy mô, uy tín bậc nhất trong số các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Hoạt động tín dụng KHDN tại BIDV luôn chiếm thị phần cao trong địa bàn tỉnh (Khoảng 15% - Theo báo cáo của NHNN tỉnh Thái Nguyên). Do đó, công tác tín dụng KHDN luôn được ngân hàng chú trọng. Tại BIDV Thái Nguyên có 02 phòng Khách hàng doanh nghiệp với tổng số cán bộ tín dụng là 22 người. Cụ thể về nhân lực thực hiện hoạt động tín dụng đối với KHDN tại BIDV Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.6: Tình hình sử dụng lao động trong hoạt động tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên

2014 2015 2016

SL % SL % SL %

TỔNG SỐ CBTD 20 100 21 100 22 100

- Phân loại theo trình độ đào tạo

+ Đại học 9 45 9 43 10 45

+ Sau đại học 11 55 12 57 12 55

- Phân loại theo thời gian công tác

+ Từ 0-2 năm 10 50 11 52 11 50

+ Từ 2-5 năm 5 25 5 24 5 23

+ Trên 5 năm 5 25 5 24 6 27

Nguồn: Phòng hành chính - BIDV Thái Nguyên

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được trong những năm qua BIDV Thái Nguyên cũng đã có những chú trọng nhất định trong công tác sử dụng và tuyển dụng lao động. 100% CBTD KHDN tại BIDV có trình độ đại học và sau đại học, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Số lượng cán bộ có kinh nghiệm và thâm niên công tác ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tống số CBTD KHDN tại chi nhánh.

CBTD tại chi nhánh thường xuyên được tham gia các lớp, khóa học về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như Hội nghị bán hàng, Phân tích tài chính doanh nghiệp cơ bản, nâng cao; …nhằm giúp CBTD hiểu đúng, đủ quy trình tín dụng, tăng khả năng thu thập và xử lý thông tin cũng như giảm thiểu rủi ro trong phân tích tài chính khách hàng và các rủi ro kiểm soát khác.

Bên cạnh đó, BIDV cũng chú trọng khâu phân công, sắp xếp công việc đối với từng CBTD.CBTD giỏi, có nhiều kinh nghiệm công tác ngoài việc được giao nhiệm vụ với các KHDN quy mô lớn còn được yêu cầu kiểm soát, hướng dẫn

CBTD mới, ít kinh nghiệm. Đồng thời, CBTD trẻ, năng động, nhiệt tình cũng được phát huy khả năng nhạy bén của mình trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, nhất là các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ mà chi nhánh đang hướng đến.

3.2.3.2. Quy mô và cơ cấu tín dụng KHDN tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng. Kinh tế Việt Nam cũng vấp phải không ít thách thức nhưng với các chính sách quyết liệt, đúng hướng và nhất quán của chính phủ, kinh tế vĩ mô đã có những bước chuyển biến tích cực. Thị trường tiền tệ được điều hành linh hoạt và hoạt động ổn định phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Trong thời gian này, BIDV Thái Nguyên có chủ trương đảm bảo tăng quy mô Chi nhánh, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng nền khách hàng mới gắn với cơ cấu lại danh mục tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, trích đủ DPRR, đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, đối với KHDN, BIDV Thái Nguyên đặt ra nhiệm vụ cụ thể, đó là: Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; Tăng số lượng khách hàng mới để giảm sự phụ thuộc, sự tập trung dư nợ ở một số khách hàng lớn, đa dạng hóa nền khách hàng tín dụng; giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và thanh khoản cho hệ thống, đồng thời phát triển tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để SXKD, vay để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời, cho vay tiêu dùng ngắn hạn, kiểm soát chặt chẽ cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay chứng khoán, các tỷ lệ cho vay luôn nằm trong giới hạn an toàn và được phép.

a. Quy mô tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn 2014-2016 tập thể chi nhánh BIDV Thái Nguyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra. Số lượng KHDN liên tục tăng qua các năm trong đó chủ yếu là KHDN có quy mô nhỏ và vừa nhằm giảm thiểu quy mô mỗi món vay, giảm sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng lớn từ đó nâng cao chất lượng tín dụng KHDN nói riêng và chất lượng tín dụng tại chi nhánh nói chung.

Biểu đồ 3.3: Quy mô tính dụng tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Báo cáo hoạt động BIDV Thái Nguyên năm 2014-2016

Dư Nợ tín dụng KHDN của BIDV Thái Nguyên có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2014, dư nợ tín dụng KHDN đạt 4.154 tỷ đồng thì năm 2015 đã tăng 20,1% đạt 4.989 tỷ đồng. Tiếp bước chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV, đến năm 2016, dư nợ tín dụng KHDN của Chi nhánh tiếp tục tăng thêm 15,87% so với năm 2015, đạt 5.781 tỷ đồng. Như vậy, dư nợ tín dụng KHDN của Chi nhánh nhìn chung có sự phát triển tương đối ổn định trong những năm vừa qua. Đây vẫn luôn là đối tượng tiềm năng và quan trọng của Chi nhánh và quan trọng hơn, KHDN đã hoạt động hiệu quả hơn trong SXKD, trong việc sử dụng vốn vay của Chi nhánh, tạo được niềm tin của Chi nhánh khi cho vay.

Bảng 3.7: Tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

ST % ST % ST % Tổng dư nợ 4.739 100 6.030 100 7.172 100 - Cá nhân 585 12,34 1.041 17,26 1.391 19,39 - KHDN 4.154 87,66 4.989 82,74 5.781 80,61 + KHDN lớn 2.953 71,10 3.537 70,90 4.058 70,20 + KHDN nhỏ và vừa 1.201 28,90 1.452 29,10 1.723 29,80

Nhìn vào bảng 3.7, ta thấy cơ cấu tín dụng của BIDV Thái Nguyên có sự dịch chuyển trong những năm gần đây, tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN có xu hướng giảm lần lượt từ 87,66% còn 82,74% và còn 80,61% trong các năm 2014, 2015 và 2016. Điều này là do BIDV Thái Nguyên đã thực hiện đúng định hướng về chính sách xây dựng tăng trưởng tin dụng bán lẻ. Đặc biệt trong giai đoạn này, BIDV Thái Nguyên cũng nhấn mạnh nhiệm vụ: Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng nền khách hàng mới gắn với cơ cấu lại danh mục tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, trích đủ DPRR, đảm bảo an toàn hoạt động... Số lượng KHDN có quy mô nhỏ và vừa (KHDN) tăng mạnh vả về số lượng và quy mô dư nợ, góp phần giảm thiểu rủi ro do dư nợ tập trung ở một số KHDN quy mô lớn. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ tín dụng SMEs chiếm 28,9% tổng dư nợ KHDN, đạt 1.723 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 18,67% so với năm 2015.

b. Cơ cấu tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Nhìn chung, trong giai đoạn 2014-2016, với sự nỗ lực của đội ngũ CBNV của chi nhánh, BIDV đã thực hiện các công tác tín dụng, chuyển dịch dần cơ cấu tín dụng sang định hướng bán lẻ. Để có thể phân tích và thấy rõ hơn thực trạng chất lượng tín dụng đối với các KHDN của Chi nhánh, có thể phân tích cụ thể một số chỉ tiêu sau:

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Kỳ hạn các khoản vay không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của mỗi ngân hàng. Để đảm bảo an toàn tín dụng và khả năng thanh khoản, BIDV Thái Nguyên luôn chú trọng việc phát triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn khác nhau. Các kỳ hạn cho vay được chia thành 03 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bảng 3.8: Tình hình dư nợ tín dụng KHDN theo thời hạn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 15/14 16/15 ST % ST % Tổng dư nợ KHDN 4.154 4.989 5.781 835 20,10 792 15,87 KHDN lớn 2.953 3.537 4.058 584 19,76 521 14,73 - Tín dụng ngắn hạn 2.252 2.766 3.137 514 22,83 371 13,41 - Tín dụng trung dài hạn 701 771 921 70 9,93 150 19,47 KHDN nhỏ và vừa 1.201 1.452 1.723 251 20,93 271 18,66 - Tín dụng ngắn hạn 904 1.141 1.333 237 26,23 191 16,78 - Tín dụng trung dài hạn 297 311 390 14 4,78 80 25,59 KHCN 585 1.041 1.391 456 77,95 350 33,62 - Tín dụng ngắn hạn 469 614 917 145 30,88 304 49,47 - Tín dụng trung dài hạn 116 427 474 311 268,22 46 10,85

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng KHDN là tín dụng ngắn hạn. Năm 2014, tỷ trọng này là xấp xỉ 76% và đến năm 2016 thì cùng với sự tăng trưởng tín dụng và quy mô của Chi nhánh, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu tín dụng, dư nợ tín dụng KHDN cũng tăng nhẹ và chiếm 77,3% trong tổng dư nợ KHDN. Sự biến động về cơ cấu này tương tự như sự biến động về cơ cấu kỳ hạn đối với Dư nợ tín dụng DN lớn khi tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn đang ngày một tăng, cho vay trung hạn thì tương đối ổn định và cho vay dài hạn thì có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, Chi nhánh hiện đã và đang đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với các KHDN. Các khoản cho vay ngắn hạn của KHDN chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tăng vốn lưu động của các doanh nghiệp, để chi trả các chi phí ngắn hạn như chi trả lương... Hiện nay, BIDV Thái Nguyên luôn thận trọng trong các khoản cho vay và thường cân nhắc lựa chọn các phương án cho vay có khả năng thu hồi vốn và lãi tốt nhất, đặc biệt trọng thời điểm nợ xấu vẫn đang là bài toán khó giải quyết của các NHTM.

Các phương án vay trung và dài hạn của KHDN thường khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Do đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh có tăng qua các năm nhưng không nhiều.

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tín dụng KHDN theo thời hạn giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên

Bên cạnh đó, cả quy mô dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đối với KHDN của Chi nhánh đều có sự tăng lên về số lượng. Dư nợ ngắn hạn năm 2015 là 3.907 tỷ đồng tăng 23,8% so với năm 2014 và năm 2016 thì dư nợ ở mức 4.470 tỷ đồng, tăng 14,39% so với năm 2015. Còn dư nợ trung và dài hạn năm 2016 là 1.311 tỷ đồng tăng 21,23 % so với năm 2015. Như vậy, dư nợ ngắn hạn có sự gia tăng nhanh hơn trong những năm vừa qua. Có được mức tăng trưởng khả quan như vậy là do trong những năm qua Chi nhánh đặc biệt quan tâm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các KHDN. Vì thế, dư nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn.

Cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN theo ngành phần kinh tế

Xét theo ngành kinh tế thì tình hình dư nợ đối theo ngành kinh tế tại BIDV Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN theo ngành kinh tế tại BIDV Thái Nguyên

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 15/14 16/15

ST % ST % ST % +/- % +/- % Tổng dư nợ KHDN 4.154 100 4.989 100 5.781 100 835 20,10 792 15,87 Công nghiệp 1.678,2 40,4 2.035,5 40,8 2.382 41,2 357,3 21,3 346,3 17,0 Thương nghiệp, dịch vụ 901,4 21,7 1.122,5 22,5 1.324 22,9 221,1 24,5 201,3 17,9 Xây dựng 1.491,3 35,9 1.726,2 34,6 1.954 33,8 234,9 15,8 227,8 13,2 Ngành khác 83,1 2,0 104,8 2,1 121 2,1 21,7 26,1 16,6 15,9

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên

Qua bảng 3.9 ta thấy cơ cấu tín dụng KHDN chủ yếu tập trung vào 3 ngành là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)