Tuân thủ quy trình cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 98)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Tuân thủ quy trình cho vay

Như đã nhận diện nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và các biểu hiện tiêu cực trong việc thẩm định tín dụng, đảm bảo tính khách quan, kịp thời phát hiện các khách hàng kém tin cậy, dự

án kém khả thi, BIDV Thái Nguyên cần tuân thủ chính xác quy trình xét duyệt thẩm

định và tín dụng, và thực hiện kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay. Đây được coi là giải pháp thường trực trong hoạt động tín dụng, không được coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Do đó, hoạt động tín dụng phải thực hiện đúng quy trình, lựa chọn khách hàng kỹ lưỡng, việc xét duyệt tín dụng phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn.

Thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi tín dụng. Trong quy trình tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Công việc này là thường xuyên tiếp tục mối quan hệ qua lại với khách hàng bằng cách gọi điện hỏi thăm tình hình, tham quan cơ sở sản xuất, nghe ngóng thông tin về khách hàng cũng như phương án SXKD… để biết được sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không; tình hình SXKD có biến chuyển bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ gì không… Hiện nay, định kỳ hàng tháng cán bộ tín dụng của BIDV Thái Nguyên đều xuống xem xét và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hành vi phù phép hoạt động kinh doanh do biết lịch trình giám sát của cán bộ tín dụng. Vì vậy, BIDV Thái Nguyên nên tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay, rút ngắn khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra, nên định kỳ 2 tuần hoặc đột xuất xuống kiểm tra, theo dõi tiến độ hoạt động của phương án, dự án SXKD. Có như vậy, cán bộ và Chi nhánh BIDV Thái Nguyên mới có thể phát hiện những sai sót nếu có và tìm biện pháp sửa chữa kịp thời, đảm bảo chất lượng cho các khoản vay.

Bên cạnh đó, BIDV cũng cần có kế hoạch về công tác kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay chéo giữa các KHDN của các CBTD khác nhau, tăng tính khách quan trong đánh giá và nhận diện rủi ro kinh doanh.

Ngoài ra, công tác kiểm soát sau vay cũng cần được chú trọng hơn nữa. Một mặt, tăng cường quả lý vốn vay, mặt khác níu kéo các KHDN tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 98)