Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 28 - 33)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Nguyên tiền thân là ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Bắc Thái được thành lập vào 8/1988; đến ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái được tách ra thành 2 tỉnh Thái nguyên và Bắc Kan, lúc này Ngân hàng Công thương Bắc Thái được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Thái Nguyên và từ đó đến nay, quy mô hoạt động của Chi nhánh không ngừng lớn mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cơ bản, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hoạt động của mỗi NHTM, tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của Chi nhánh Thái Nguyên thời gian qua cũng nằm trong quy luật chung đó. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng phát triển nền kinh tế và chỉ đạo của NHNN tỉnh Thái Nguyên và Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng Công thương Thái Nguyên đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và góp phần vào việc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh đã quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng vốn huy động và dư nợ tín dụng, nắm bắt sự biến động lãi suất tiền gửi, tiền vay để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, thường xuyên đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn tại những rủi ro cần phải khắc phục như:

- Nợ quá hạn và xử lý rủi ro còn ở mức cao - Lợi nhuận từ hoạt động cho vay còn thấp

- Lãi treo nội, ngoại bảng lớn và tập trung vào một vài khách hàng, tiến độ thu chậm, kết quả chưa cao. Lãi treo nội ngoại bảng của Chi nhánh rất cao hơn 40,8 tỷ đồng vào năm 2015 và tập trung chủ yếu ở một số khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải thuỷ và san lấp, khai khoáng như: Công ty CP TM Phát Đạt: 4,5 tỷ đồng, Công ty TNHH vận tải Thành Cường: 3,5 tỷ đồng, Công ty CP thương mại Đông A: 5,6 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Kiên Dương: 4 tỷ đồng, Công ty CP Đông Phong: 5 tỷ đồng, Công ty Hưng Yên: 3,8 tỷ đồng và một số khách hàng khác. Nếu thu được lãi của những khách hàng này thì Chi nhánh sẽ có lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, đây là những khách hàng không có khả năng trả đủ gốc nên Chi nhánh có khả năng mất trắng những khoản lãi này.

- Dư nợ tín dụng phân bố không đồng đều. Dư nợ cho vay của Chi nhánh phân bố không đồng đều. Dư nợ cho vay chủ yếu tập trung vào 4 ngành chính đó là công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng và kinh doanh vận tải thuỷ. Việc tập trung dư nợ cho vay nhiều vào một số ít khách hàng có thể tiềm ẩn các rủi ro tín dụng làm

giảm hiệu quả hoạt động tín dụng khi việc thu hồi vốn của khách hàng bị chậm trễ do gặp phải các nguyên nhân khách quan.

- Cơ cấu cho vay chưa hợp lý. Có thể thấy dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 33% tổng dư nợ cho vay là cao so với khả năng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh. Do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn ngắn hạn nên khả năng xảy ra rủi ro kỳ hạn là hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay, Chi nhánh đang phải sử dụng khá nhiều khoản vay ngắn hạn từ BIDV và các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân để tài trợ tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh. Điều này làm giảm chi phí trả lãi, tăng hiệu quả kinh doanh nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về kỳ hạn làm cho ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản trong hoạt động của Chi nhánh. Vì vậy sự chủ động về vốn và phát triển quy mô tín dụng ở mức phù hợp với nguồn vốn là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng cho vay và hiệu quả hoạt động.

Đứng trước thực trạng này, BIDV Chi nhánh Thái nguyên đã có những động thái tích cực xuất phát từ phía Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng cho vay của Chi nhánh. Cụ thể:

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay và ngành nghề cho vay

Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng, tránh tình trạng "bỏ tất cả trứng vào một rổ". Ngoài các hình thức cho vay truyền thống mà trước nay ngân hàng vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng… Chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên đã và đang phát triển thêm các dịch vụ mới như cho vay trả góp, cho vay tiêu dung, cho vay thấu chi,… để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác Chi nhánh đa dạng hoá ngành nghề cho vay, không tập trung quá mức vào một lĩnh vực nhất định.

- Tiến hành đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính sách cho vay hợp lý

Để nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải có sự đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng để có thể xác định mức cho vay và thực hiện áp dụng các chính sách cho vay thích hợp đối với từng nhóm khách hàng. Hiện nay, Chi nhánh vẫn đang thực hiện đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng trên hệ thống Incas để có chính sách cho vay phù hợp và để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi

ro theo quy định của NHNN và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ chấm điểm nên kết quả đôi khi không phản ánh chính xác. Do vậy, trong quá trình đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, Chi nhánh quan tâm đến các vấn đề sau:

- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển tốt, có nguồn thu chuyển về TKTG duy nhất tại Chi nhánh, có quan hệ tín dụng chủ yếu tại Ngân hàng công thương Chi nhánh Thái nguyên, toàn bộ tài sản bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị được thế chấp, cầm cố tại ngân hàng, Chi nhánh có thể xem xét nâng hạn mức cho vay hiện tại phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong đó các mức tín dụng mới phát sinh có thể không cần áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng đang có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác thì Chi nhánh theo dõi chặt chẽ tình hình biến động quan hệ tín dụng của khách hàng này (thông qua báo cáo tài chính, báo cáo dư nợ vay vốn, thông qua Trung tâm thông tin CIC…) đồng thời cần nghiên cứu áp dụng chính sách cho vay, chính sách khách hàng và chính sách lãi suất hợp lý để đảm bảo khả năng thu hút và tăng trưởng quan hệ tín dụng của khách hàng;

- Đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời về tài chính, Chi nhánh thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp (thông qua báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, trao đổi trực tiếp với chủ doanh nghiệp…) để tư vấn các vấn đề tài chính, thị trường, quy mô tín dụng để giúp khách hàng duy trì ổn định và tìm kiếm khả năng phát triển hoạt động. Đối với các khách hàng này, việc xem xét mức cho vay cần được thực hiện cẩn thận, việc áp dụng các chính sách cho vay được thực hiện linh hoạt, có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn của các khoản nợ để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được bình thường;

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Thái Nguyên cần thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc đánh giá, phân loại khách hàng theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm;

+ Chi nhánh cần theo dõi, đánh giá tình hình trả nợ của khách hàng để đánh giá thái độ, tinh thần hợp tác của khách hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ;

+ Đội ngũ CBTD phải luôn theo dõi sát sao khách hàng/khoản vay để nắm vững tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ để đánh giá khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Năng lực quản trị rủi ro tại Chi nhánh gắn liền với năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tại Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã hướng tới những giải pháp mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng, cụ thể như sau:

- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh tổng hợp để đưa ra được các chính sách, biện pháp quản trị rủi ro tổng hợp áp dụng tại Chi nhánh phù hợp với chiến lược phát triển tín dụng trong từng thời kỳ;

- Ban lãnh đạo, phòng Quản lý rủi ro, phòng Kiểm tra nội bộ có thể định kỳ, hoặc đột xuất kiểm tra, theo dõi khách hàng/khoản vay để có được những thông tin cụ thể, trực tiếp phục vụ công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng;

- Từng thành viên trong Ban lãnh đạo, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro của Chi nhánh được thông tin thường xuyên, liên tục và trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình vay - trả của từng đối tượng khách hàng trong từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể… để từ đó trực tiếp nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng;

- Chi nhánh tổ chức và tạo điều kiện cho các cán bộ thuộc phòng Quản lý rủi ro, phòng Kiểm tra nội bộ có thể thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng … do Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc do các trường Đại học trong và ngoài nước tổ chức để tích luỹ thêm kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính sách và thực hành quản trị rủi ro tại Chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Đội ngũ CBTD tại Ngân hàng Công thương, Chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá là vừa yếu, vừa thiếu vì vậy, Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBTD.

- Tiếp tục bổ sung đội ngũ CBTD tại Chi nhánh đặc biệt là đội ngũ CBTD làm việc tại trụ sở Chi nhánh, nơi tập trung phần lớn khách hàng và dư nợ tín dụng của Chi nhánh.

- Tiếp tục tổ chức và tạo điều kiện cho đội ngũ CBTD được học tập, nâng cao trình độ thu thập hồ sơ, nắm bắt thông tin thị trường, thông tin về khách hàng, thẩm định đánh giá nhu cầu vay vốn/khách hàng vay vốn để từ đó có quyết định cho vay hợp lý;

- Chi nhánh thực hiện các biện pháp khen thưởng, khuyến khích động viên bằng vật chất cụ thể đối với các CBTD có nhiều cố gắng, đóng góp cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh, các CTBD có mức dư nợ cao, không có nợ quá hạn, đối tượng khách hàng phong phú… để từ đó khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của toàn thể CBTD trong Chi nhánh;

- Chi nhánh tổ chức các buổi toạ đàm, buổi nói chuyện, truyền đạt kinh nghiệm giữa Ban lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo phòng tín dụng, các CBTD cũ và các CBTD mới được tuyển dụng để thiết thực hướng dẫn các cán bộ mới có thể sớm tiếp cận được với công việc và thực hiện công việc theo đúng chiến lược tín dụng của Chi nhánh;

- Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ với nhau để tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng, đòi tiền hoa hồng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 28 - 33)